Triều Tiên thử hạt nhân có thể kích núi lửa phun trào

Các nhà địa chấn học cảnh báo các vụ thử nghiệm hạt nhân liên tục của Triều Tiên có thể khiến núi lửa Paektu, ngọn núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên phun trào.

Cũng theo các chuyên gia, một trong những lần phun trào trước của núi lửa Paektu là “một trong những vụ nổ lớn nhất lịch sử nhân loại.”

Núi Paektu nằm giữa biên giới Triều Tiên và Trung Quốc, với độ cao hơn 2.700 m. Lần phun trào cuối cùng của ngọn núi lửa này là vào năm 1903.

Các chuyên gia đã cảnh báo việc gia tăng các hoạt động địa chấn trong những năm gần đây, bao gồm cả sự gia tăng nồng độ sulphur dioxide đã khiến buồng macma của núi lửa mở rộng.

Núi Peaktu và hồ Thiên Trì. (Ảnh: AFP)

Núi lửa Peaktu cách khu vực thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên khoảng 115 km. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng đã sẵn sàng thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất lần thứ 5 tại khu vực này. Các nhà khoa học tin rằng chỉ với một lần thử hạt nhân nữa, núi lửa Peaktu có thể sẽ “tỉnh giấc”.

Giáo sư Địa chấn học Hong Tae-kyung của ĐH Yonsei, Seoul cho biết: “Động đất mạnh có thể làm xáo trộn buồng macma của núi lửa, thúc đẩy núi lửa phun trào trở lại.”

“Một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất gần núi lửa hoạt động tạo thành mối đe dọa trực tiếp đến ngọn núi.”

Giáo sư Hong cho biết lần phun trào vào năm 946 của núi Peaktu đã tạo ra các dòng chảy nham thạch dày hơn 300 m cùng với lớp tro dày hơn 5 cm, lan đến vùng phía bắc Nhật Bản, cách đó hơn 1.000 km.

Vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên vào ngày 6-1 tương đương với một trận động đất cường độ 5.1 độ Richter. Giáo sư Hong cảnh báo “các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất với cường độ từ 5.0-7.6 độ Richter có thể gây quá áp trên các buồng macma” và khiến núi lửa phun trào.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm