Trung Quốc ra tay chặn Gmail

Theo trang mạng GreatFire.org, một số lượng lớn các địa chỉ web Gmail đã bị cắt đứt ở Trung Quốc vào ngày 26-12. Đến ngày 29-12, người dùng vẫn cho biết dịch vụ Gmail còn gián đoạn. 

Một thành viên của GreatFire.org cho biết “Tôi nghĩ rằng chính phủ chỉ đang cố gắng để loại bỏ tận gốc sự hiện diện của Google ở Trung Quốc và thậm chí còn làm suy yếu thị trường của mình ở nước ngoài”.

 Trung Quốc đã ra tay chặn dịch vụ thư điện tử Gmail?

“Hãy tưởng tượng nếu người dùng Gmail có thể không liên lạc được với các khách hàng Trung Quốc. Nhiều người bên ngoài Trung Quốc có thể buộc phải chuyển dịch vụ khác”.

Một phát ngôn viên của Google tại Singapore cho biết trong một email, theo báo cáo theo dõi truy cập, lưu lượng truy cập vào Gmail từ Trung Quốc đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh.
Hầu như tất cả các dịch vụ của Google đã bị “tán công” nặng nề tại Trung Quốc kể từ tháng 6 năm nay, nhưng cho đến tuần cuối cùng người dùng Gmail vẫn có thể truy cập email thông qua các giao thức như IMAP, SMTP và POP3.
Các giao thức này cho phép người dùng giao tiếp thông qua sử dụng Gmail trên các ứng dụng như Mail iPhone của Apple và Microsoft Outlook.
Trung Quốc có cơ chế kiểm duyệt internet tinh vi nhất thế giới, được gọi là Great Firewall (chơi chữ - Vạn lý “tường lửa”) của Trung Quốc. Các nhà phê bình cho rằng Trung Quốc đã tăng cường can thiệp vào các dịch vụ trực tuyến nước ngoài như Google trong năm qua để tạo ra một hệ thống internet tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới.
Trang mạng Great Fire cho biết, việc Gmail bị vô hiệu hóa có thể làm cho các công ty hoạt động tại Trung Quốc gặp khó khăn về liên lạc qua email.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong khi đó vẫn khẳng định không biết bất cứ điều gì về việc Gmail bị chặn, và nói thêm rằng chính phủ đã cam kết “cung cấp một môi trường kinh doanh tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
“Trung Quốc luôn chào đón và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh hợp pháp ở đây”, bà khửng định. “Chúng tôi sẽ cung cấp một môi trường cởi mở, minh bạch và tốt cho các công ty nước ngoài”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm