Viễn cảnh 'tận thế' vì nắng nóng tại Trung Đông

Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng do sự thải khí nhà kính sẽ khiến Vịnh Ba Tư - vốn là một trong những nơi có nền nhiệt cao nhất trên Trái đất - trở thành nơi đầu tiên đạt nhiệt độ mà con người không thể sống được nữa.
Tuy nhiên, theo CNN, cái “nóng” ở đây là cách nói khác của sự “ẩm”. Cơ thể người phản ứng với cái nóng bằng việc đổ mồ hôi. Sau đó mồ hôi bay hơi và làm mát da. Một khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng, cơ chế “bay hơi làm mát” này sẽ ngày càng hoạt động kém hiệu quả và đến một lúc nào đó, cơ thể người sẽ không thể được làm mát nữa.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên thông qua việc quan sát nhiệt độ của một bóng đèn bị ướt. Khi bị ướt, bóng đèn luôn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí, trừ trường hợp không khí bão hòa hoàn toàn. Họ đã quan sát sự thay đổi trong chênh lệch giữa nhiệt độ bóng đèn bị ướt và nhiệt độ không khí khi quá trình thải khí nhà kính tăng.

CNN đưa tin do chỉ tập trung vào Vịnh Ba Tư, các nhà nghiên cứu có thể kết luận nhiệt độ mùa hè tại các thành phố như Dubai hay Abu Dhabi sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2100.

Viễn cảnh 'tận thế' vì nắng nóng tại Trung Đông ảnh 1
 Vào năm 2100, con người có thể không sống nổi ở vùng Trung Đông

Trong những điều kiện hiện tại, nhiệt độ của bóng đèn bị ướt chỉ là 31 độ C vào những ngày hè nóng nhất và không bao giờ đạt mức 35 độ C - nhiệt độ khiến ngay cả những người khỏe nhất cũng không thể sống nổi. 

Vào năm 2100, nhiều địa điểm dọc Vịnh Ba Tư như Dubai, 31 độ C  là nhiệt độ trung bình của mùa hè trong khi nhiệt độ của ngày nóng nhất sẽ là 35 độ C . 

Ở những địa điểm khô hơn như TP Kuwait, nhiệt độ không khí thật sự được dự đoán chạm mốc 60 độ C dù không khí khô giữ nhiệt độ của bóng đèn bị ướt trong ngưỡng sống được. 
Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu không chỉ cho ra những kết quả đáng lo ngại. Theo báo cáo hợp tác giữa các nước về Biến đổi khí hậu năm 2013, thí nghiệm tương tự về nhiệt độ của bóng đèn bị ướt đã được thực hiện trên cơ sở sự thải khí nhà kính được cắt giảm đáng kể trong tương lai, theo đó năm 2100 vẫn sẽ nóng hơn hiện tại nhưng không đến mức gây chết người.
Viễn cảnh nào sẽ trở thành sự thật sẽ được quyết định vào tháng 12 tới, khi các nguyên thủ thế giới gặp nhau tại Paris trong khuôn khổ Hội nghị COP21 nhằm đạt được thỏa thuận cắt giảm thải nhiên liệu hóa thạch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm