7 loại dị ứng phổ biến và cách phòng ngừa

1. Dị ứng phấn hoa

Các loại cây mùa xuân hay hoa trang trí đều có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt… Rất nhiều người bị dị ứng kéo dài từ mùa xuân cho tới mùa thu vì dị ứng phấn hoa từ bụi phấn cỏ, cỏ dại, hoa cúc…

2. Nấm mốc

Nấm mốc thường có ở xung quanh nhà, gây dị ứng quanh năm. Ở trong nhà, chúng sinh sôi trong các điểm ẩm ướt như phòng tắm, tầng hầm, thậm chí máy điều hòa, tủ lạnh, ống thoát nước.

Nấm mốc thường gây sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa, chảy nước mắt và các triệu chứng hen suyễn

3. Mạt bụi

Những sinh vật nhỏ li ti này sống trong thảm, giường, đồ chơi, lông thú…  làm rất nhiều người bị dị ứng với chúng cùng protein do chúng sinh ra. Ngoài triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, nhiều người còn bị các triệu chứng khác như hen suyễn, khó thở…

bị dị ứng đậu phộng

Người bị dị ứng đậu phộng rất dễ bị dị ứng thêm với các loại đậu khác như đậu lăng, đậu nành. (Hình minh họa)

4. Thực phẩm

Một số thực phẩm có thể làm bạn tiêu chảy, đầy hơi... đó là do bạn bị triệu chứng khó dung nạp chứ không hẳn là bạn bị dị ứng. Dị ứng thực phẩm có triệu chứng tương tự như dị ứng phấn hoa đã nói ở trên, điển hình như ngứa mắt, khó thở, thậm chí nếu nặng sẽ dẫn tới tử vong. Ngoài ra còn có thêm triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, ói  mửa, đau bụng, tiêu chảy...

Khi bị dị ứng thực phẩm, cần phải nhanh chóng đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, đúng cách.

5. Đậu phộng

Rất nhiều người bị dị ứng đậu phộng với các triệu chứng khá khác nhau. Dị ứng đậu phộng nếu không được xử lý kịp thời có thể nhanh chóng trở nên nặng hơn, gây sốc phản vệ.

Dù việc dị ứng đậu  phộng này có thể kéo dài cả đời, nhưng có khoảng 20% trẻ em tự khỏi. Khá nhiều người bị dị ứng đậu phộng có thể dị ứng với các loại đậu khác như đậu nành, đậu lăng.

6. Sò ốc

Chừng 2% người trưởng thành bị dị ứng sò ốc, tôm cua, ghẹ… Triệu chứng dị ứng sò ốc rất đa dạng, người bị dị ứng tôm, tôm hùm, cua lại có thể ăn được sò, ốc, hến… Không như những chứng dị ứng khác, dị ứng động vật có vỏ phát chậm vào một quãng nào đó trong đời, nạn nhân bị dị ứng phản vệ cần được điều trị lập tức, không nên để lâu vì rất nguy hiểm.

7. Côn trùng cắn

Ong vò vẽ, ong bắp cày, kiến lửa… khi cắn đều để lại protein trên da, gây phản ứng dị ứng ở một số người. Vết cắn ngoài bị sưng, ngứa, đau còn có thể gây kích ứng hen suyễn, phát ban sưng ở cổ họng, khó thở…

Để trị các chứng dị ứng theo mùa, có thể dùng các loại thuốc antihistamines bán sẵn như Allegra, Claritin, hoặc Zyrtec trước khi đi ra ngoài 30 phút. Ở nhà nên kéo cửa, dùng máy lọc khí, máy điều hòa để các tác nhân không còn trong nhà.

Với các tác nhân gây dị ứng trong nhà, nên vệ sinh thường xuyên, chú ý đến những tấm thảm, bọc, giường ngủ. Giặt ga giường bằng nước nóng. Dùng quạt, máy hút ẩm làm giảm độ ẩm và chữa ống nước rò rỉ càng nhanh càng tốt.

Để có khả năng kháng dị ứng tự nhiên, bạn nên dùng thêm chiết xuất butterbur, quercetin, dầu cá. Ăn mật ong và các loại rau ăn lá làm tăng khả năng miễn dịch. Làm theo những cách này có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng đến 60%, giảm nhu cầu dùng thuốc kháng dị ứng đến 50%.

Nếu đã có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng côn trùng nghiêm trọng, từng bị sốc phản vệ, bạn nên mua sẵn epinephrine (EpiPen) đem theo để phòng ngừa.



Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm