Nhờ đâu trúng tuyển vào thẳng viện… tim?!

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không dưới 2/3 các căn bệnh “thời đại” là hệ quả “có vay có trả” của nếp sinh hoạt. Với bệnh tim cũng thế mà thôi!

Vai trò của hệ tim mạch

Tương tự như hoạt động của nhà máy bao giờ cũng cần quân bình giữa đầu vào và đầu ra, chế độ dinh dưỡng cho dù có đúng cách hoàn toàn cũng không mang lợi ích như mong muốn nếu dưỡng chất không được phân phối đến tận tế bào và không được biến dưỡng tối đa trong từng tế bào. Hơn thế nữa, máu đẩy không đến nơi thì thực bào, kháng thể, bạch cầu... có giỏi đến đâu cũng đành “trơ mắt ếch”! Do đó, trái tim và mạng lưới mạch máu chi chít không chỉ có ý nghĩa quyết định về mặt huyết học. Hệ tim mạch tuy giữ vai trò gián tiếp nhưng vô cùng quan trọng cho chức năng phòng bệnh của cơ thể.

Trắc nghiệm sức khỏe của hệ tim mạch

Nói cho đúng giọng quy hoạch, bản trắc nghiệm dưới đây đã được thiết kế để người tiêu dùng có cái nhìn cụ thể hơn về thực lực của bộ máy tuần hoàn.

Để giảm bớt gánh nặng cho trái tim, bạn nên giảm cân nếu trọng lượng hiện nay của bạn đã quá mức bình thường hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn qua biện pháp thể dục thể thao.

Bạn có lúc nào vận động liên tục tối thiểu 30 phút?

Mỗi ngày 0 điểm

4-5 lần/tuần 1 điểm

2-3 lần/tuần 2 điểm

Không 3 điểm

Bạn có thể bước bao nhiêu bậc thang mà không cần nghỉ ngơi?

Hơn bốn tầng lầu 0 điểm

Tối đa bốn tầng 1 điểm

Không hơn hai tầng 2 điểm

Phải nhờ thang máy 3 điểm

Bạn hồi hộp khi hít đất năm lần?

Không 0 điểm

Đôi khi 1 điểm

Đúng 3 điểm

Bạn cảm thấy thế nào mỗi lần phải chạy nhanh?

Không sao 0 điểm

Hụt hơi một chút 1 điểm

Rất mệt 3 điểm

Bạn là người chuộng ra ngoài hay chỉ thích ở trong nhà?

Có dịp là ra ngoài 0 điểm

50/50 1 điểm

Rất ít khi rời khỏi nhà 3 điểm

Khi nghỉ hè bạn thích làm gì?

Đi dạo, tắm biển hay  chơi thể thao 0 điểm

Ai sao tôi vậy 1 điểm

Tìm chỗ yên tĩnh đọc sách 3 điểm

Bạn có thể khom lưng chạm tay xuống mặt đất dễ dàng?

Được 0 điểm

Khó 1 điểm

Không được 3 điểm

Gần đây nhất bạn đã nhiều lần đổ mồ hôi như tắm dù không vận động nặng?

Mỗi ngày 0 điểm

Tuần trước 1 điểm

Lâu rồi không nhớ rõ 3 điểm

Bạn thường tập dưỡng sinh, thái cực, khí công hay khiêu vũ?

Có 0 điểm

Thỉnh thoảng 1 điểm

Không 3 điểm

Bạn đến sở làm bằng cách nào?

Đi bộ hay xe đạp 0 điểm

Xe buýt hay xe máy 1 điểm

Xe hơi 3 điểm

Chức năng sinh lý của bạn hiện nay ra sao?

Rất tốt 0 điểm

Trung bình 1 điểm

Không còn như xưa 2 điểm

Rất yếu 3 điểm

Bạn thường làm việc trong tư thế nào?

Thường xuyên di động 0 điểm

Đứng nhiều 1 điểm

Ngồi nhiều 3 điểm

Bạn có thể nhắm mắt và đứng trên một chân được bao lâu?

Lâu hơn một phút 0 điểm

Khoảng 30-60 giây 1 điểm

Dưới 20 giây 2 điểm

Không đến năm giây 3 điểm

Chỉ số BMI của bạn (tỉ số trọng lượng/bình phương chiều cao) là bao nhiêu?

Dưới 25 0 điểm

Trên 25 1 điểm

Trên 30 3 điểm

Nếu tổng số điểm không được đến 6: Bạn đang có trái tim khỏe mạnh không thua lực sĩ điền kinh vào thời điểm sung mãn. Nếu bạn tiếp tục giữ vững lập trường như thế thì thầy thuốc phải buồn lòng vì còn lâu lắm mới ghi được tên bạn trên danh sách khách hàng thân thiết.

Nếu tổng số điểm trong khoảng 7-14: Bạn hãy còn rất khỏe. Chưa có gì đáng lo ngại cho con tim hay mạch máu, trừ khi bạn gom được đúng 14 điểm. Bạn thậm chí có thể tự cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn để thăng cấp vào nhóm “con tim còn trẻ” nếu bạn khéo léo phối hợp chương trình thể dục nhẹ trong nếp sinh hoạt thường ngày.

Nếu tổng số điểm dao động giữa 15 và 23: Bạn chắc chắn đã quá thờ ơ với sức khỏe trong thời gian qua. Để giảm bớt gánh nặng cho trái tim, bạn nên chọn một trong hai phương án, hoặc giảm cân nếu trọng lượng hiện nay của bạn đã quá mức bình thường, hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn qua biện pháp thể dục thể thao, cho dù chỉ ở phòng xông hơi.

Nếu tổng số điểm nhiều hơn 23: “Chữa bệnh như cứu hỏa”. Đã đến lúc bạn phải cần thầy thuốc chuyên khoa, nếu không được chuyên khoa tim mạch thì tối thiểu cũng nội khoa tổng quát.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.