Vì sao vết thương gây bầm tím kéo dài?

Khi bị chấn thương ở bàn chân, tùy mức độ có thể gây bầm dập cơ hay vỡ các xương bàn và ngón chân gây tụ máu dưới da do các mạch máu bị căng, dãn hoặc rách dẫn tới máu thoát ra ngoài thành mạch, hình thành vùng sưng nề bầm tím hay còn gọi là xuất huyết dưới da.

Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tùy theo mức độ tổn thương mạch máu. Thông thường sau ba đến năm ngày, các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.

Khi bị chấn thương, việc xử trí không đúng cách có thể làm tổn thương lâu khỏi. Thông thường, nếu có tụ máu cần chườm lạnh.

Trường hợp của bạn có thể kèm tổn thương gian đốt bàn chân hoặc dập vỡ xương nhỏ ở mu bàn chân... tuy không ảnh hưởng đến việc đi lại nhưng nếu có mẻ xương thì mỗi lần đụng đến mảnh vỡ dù nhỏ nhưng như một dị vật chọc vào vùng tổ chức xung quanh lại gây đau.

Để giải quyết triệt để, bạn nên đến khoa ngoại hoặc chấn thương chỉnh hình để bác sĩ thăm khám trực tiếp, có thể cho bạn chụp Xquang bàn chân để xem xương bàn chân, hay cân cơ ở bàn chân đó có bị tổn thương hay thần kinh có bị chèn ép không, từ đó tư vấn cách điều trị cụ thể.

Nếu bạn thường xuyên bị những vết bầm dưới da không rõ nguyên nhân hoặc những vết bầm máu đã tan, sau đó cứ bị tái diễn, cũng cần đi khám bác sĩ.

BS. Đinh Thị Thanh

(Theo plo.vn)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.