Chớ xem thường ngộ độc thực phẩm – Bài cuối

Chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm

Đồng thời đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện ngay để kịp thời loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. 

Sơ cứu tại chỗ ngộ độc thực phẩm

Phương pháp cần áp dụng ngay là tìm cách gây nôn bằng cách cho ngón tay vào họng. Cho bệnh nhân uống nước ấm, nước muối sinh lý càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 tiếng sau khi bị ngộ độc. Nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 tiếng thì phải uống magie sulfat hoặc natri sulfat để tẩy ruột. Nếu người bị ngộ độc thực phẩm quá mệt có thể tiêm apomorphin 0,005 dưới da.

Khi độc chất hấp thụ một phần, phải giải độc bằng cách cho uống 5-10 gram than hoạt tính hoặc 35-40 gram bột đất sét, ngăn cản hấp thu chất độc bằng cách cho uống bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng, nước cháo…

Nếu bị ngộ độc kim loại nặng thì cho uống lòng trắng trứng, sữa hoặc natri sulfat (10 gram), ngộ độc kiềm có thể cho uống nước trà đặc hoặc cồn iod..

Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất.

Chọn thực phẩm kỹ để phòng chống ngộ độc

Chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm ảnh 1

Chọn thịt gia súc có nguồn gốc rõ ràng, được giết mổ  ở những nơi đảm bảo vệ sinh

Từ năm 2001, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã phát động thực hiện chương trình “5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn hơn” tại 65 quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

5 chìa khóa này bao gồm:

·       Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên rửa tay trong khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn. Giữ vệ sinh dụng cụ chế biến, che đậy thực phẩm kỹ càng.

·       Để riêng biệt thực phẩm sống và chín. Sử dụng dao, thớt riêng biệt để chế biến thức ăn sống.

·       Nấu kỹ thực phẩm: đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng, hải sản. Đun nóng thức ăn như súp và thịt hầm trước khi ăn, đảm bảo chắc chắn cho đến khi nhiệt độ tối thiểu 70 độ C. Tùy theo mùa, thức ăn nấu chín sau hai giờ (mùa hè) và sau bốn giờ (mùa đông) phải đun kỹ lại trước khi ăn. Không ăn thịt sống, tái, tiết canh, hải sản, cá sống…

·       Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, tốt nhất là dưới 5 độ C.

·       Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn, sạch, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.

Chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm ảnh 2 Chọn mua cá tươi sống

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề chọn các loại rau quả còn tươi, không bị héo úa, không dập nát và không có mùi lạ. Đối với thịt chọn loại tươi ngon qua cảm quan có thể quan sát được qua màu sắc, mùi, trạng thái vật lý…chọn cá, hải sản còn sống hoặc đã chết nhưng phải còn tuơi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có mùi hôi.

Đối với thực phẩm bao gói sẵn, khi chọn mua cần đọc kỹ các nội dung ghi trên nhãn. Không nên mua thực phẩm gần hết hạn sử dụng vì các thành phần đã biến chất hoặc nhiễm độc hại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm