Cấy ghép xương hông không gây ung thư

Khi xương hông bị gãy, cần phải cấy ghép bằng một dạng kim loại thay thế vào khớp xương. Việc phẫu thuật này có tỉ lệ thất bại khá cao, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân sau khi cấy ghép. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cấy ghép đã dẫn đến việc ion hóa kim loại làm sinh ra một số chất như coban và crom trong máu. Theo chẩn đoán, hiện tượng này dễ dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, huyết học và ung thư đường thận cho bệnh nhân.

NJR đã thu thập dữ liệu về phẫu thuật thay khớp và giám sát việc thực hiện cấy ghép để kiểm tra việc cấy ghép hông bằng kim loại có dẫn đến nguy cơ ung thư sau khi thay thế hay không, đồng thời so sánh với một dạng thay thế kim loại như hợp chất polyethelene.

Qua quá trình theo dõi nghiên cứu NJR hoàn toàn chưa tìm thấy dấu hiệu của ung thư. Kết quả nghiên cứu này cũng tạm thời đánh giá rủi ro trong vòng bảy năm sau khi cấy ghép vì bệnh ung thư đôi khi cần thời gian lâu hơn để phát triển bệnh.

TÚ QUYÊN (Theo Reuters)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm