Dứa có thay thế được các loại thuốc chống đông?

Về bài viết “Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả dứa”, của tác giả BS. Hoàng Xuân Đại đăng, bạn đọc Nguyễn Đức Minh (ducminh9012@gmail.com) có thắc mắc liệu có mâu thuẫn không khi nói:

-"Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết)." Đoạn này hiểu là thay thế được cho thuốc chống đông tụ máu, vậy dứa sẽ làm tăng khả năng chảy máu?

- "Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng quả dứa làm nước giải khát, bởi thơm giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp”.Đoạn này thì nói là giúp giảm lượng máu xuất?

BS. Hoàng Xuân Đại đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc như sau:

* Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết). Vấn đề này là hoàn toàn đúng, vì trong trái thơm có thành phần như axit hữu cơ, các khoáng chất Canxi, Photpho, Sắt, magiê… các Vitamin: E, Betacaroten, C, B1, B2, B3, P.

Chất thơm của dứa là Faraneol có mùi thơm đặc biệt. Bromelin là một Enzym (men) thuỷ phân Protein có nhiều dược tính quý, chứa trong toàn bộ cây Dứa nhưng phân bố nhiều nhất là trong lõi trắng (gấp 8 đến 20 lần trong nạc Dứa) sau đến vỏ Dứa.

Trong 100ml dịch ép quả Dứa có 800mg Bromelin. Dứa tây chứa nhiều Bromelin hơn Dứa ta. Song chất Bromelin lại có khả năng chống chảy máu phù hợp với các cơ chế hình thành gây chảy máu trong các trường hợp như Sốt xuất huyết, chảy máu cam, vết thương lớn hay sau đại phẫu thuật.

Như vậy ở đây có nghĩa là chất Bromelin có tác dụng chống đông máu do đó không dùng Bromelin và chế phẩm Dứa cho những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như: Sốt xuất huyết, chảy máu cam, vết thương lớn, sau đại phẫu thuật. Do đó khi ăn dứa trong các trường hợp này không nên bỏ lõi vì tuy hơi cứng nhưng ròn và chứa nhiều Bromelin (Dứa xanh để xào nấu lại càng cần có Bromelin để thuỷ phân chất đạm).

Dứa có thay thế được các loại thuốc chống đông?

* Vấn đề thứ hai, phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng quả dứa làm nước giải khát, bởi thơm giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp. Vậy có mâu thuẫn không?

Theo tôi thì không nếu nhìn toàn diện nội dụng bệnh trạng ta thấy rằng cơ chế hành kinh là sự bong các nội mạc tử cung do kết quả làm tổ của việc thụ thai không thực hiện được, chứ không phải là tình trạng sảy ra xuất huyết theo cơ chế các chứng chảy máu khác. Bởi vậy trong dịch ép của trái dứa lại chứa nhiều magiê có khả năng giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp. Mặt khác nhờ sự co hồi của cơ tử cung mạnh trong thời kỳ hành kinh nên sẽ ép được các mạch máu trong tử cung (giống như cơ chế thu hồi tử cung sau đẻ) khi ấy lại có mặt chất magiê trong nước trái dứa nên đạt được công dụng này.

Song chất Bromelin có trong trái dứa lại có công dụng giống thuốc Warfarin chuyển hoá qua gan bởi cytocrom P450. Chuyển hoá này có thể bị ức chế bởi một số thuốc như cimetidin ức chế, gây nguy cơ chảy máu nguy hiểm. Một số thuốc khác ức chế chuyển hoá Warrfirin như propafenon, và làm tăng nồng độ warrfirin trong máu khoảng 40%. Mặt khác Warrfarin ngăn cản sự tổng hợp prothrombin (yếu tố đông máu II), proconvertin(yếu tố VII), yếu tố antihemophilia B (yếu tố IX) và yếu tố Stuart-Prower( yếu tố X) bằng cách ngăn cản sự hoạt động của vitamin K vốn cần thiết cho sự tổng hợp các yếu tố đông máu này ở gan nên có tác dụng trong các trường hợp bị huyết khối mạch máu, nghẽn mạch, chứ không giống trường hợp chảy máu hành kinh.

Nếu giải thích cặn kẽ sẽ rất dài nên xin chỉ nói những điều cơ bản. Mong quý độc giả thông cảm!

Theo BS. Hoàng Xuân Đại (Sức khỏe và Đời sống)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm