Khi nào phải tuyệt đối kiêng 3 món cà, ớt, khoai tây?

Các loại trái cây họ cà có danh pháp khoa học là Solanaceae, bao gồm các loại rau củ phổ biến như cà, ớt, khoai tây... vốn luôn được coi là thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải giới hạn ăn những loại trái thuộc nhóm này vì chúng có chứa các chất alkaloid như solanidin, capsaicin, nicotin và tropane đôi khi có thể gây độc. Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên không nên ăn những loại rau này vì chúng có thể làm tình trạng sưng viêm trong cơ thể xấu đi.

Bạn cần hạn chế các loại rau quả trên trong một số trường hợp nhất định sau:

1. Chất Solanine gây hại khi cơ thể đang căng thẳng

 Chất alkaloid solanidine trong các loại rau củ như khoai tây, tím... có thể gây hại cho cơ thể trong tình trạng căng thẳng.

Chất alkaloid được hấp thu trong quá trình tiêu hóa và dự trữ trong cơ thể trong thời gian dài. Khi bạn bị căng thẳng về chuyển hóa năng lượng như mang thai, đói bụng và các loại bệnh khác, solanidine lại được giải phóng vào cơ thể, có thể làm hại rất lớn cho sức khỏe.

Đó cũng là lý do vì sao người ta thường khuyên các bà bầu hạn chế ăn cà trong suốt thai kỳ.

2. Làm nặng viêm khớp ở phụ nữ mãn kinh

Nếu thường xuyên bị đau khớp, bạn nên hạn chế các loại rau trái nêu trên trong khẩu phần ăn. Một nghiên cứu cho thấy khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh và tuổi già, cần hạn chế ăn cà để giảm đau khớp, giảm tốc độ phá hủy các mô.

3. Ngộ độc

Có nhiều trường hợp rau củ họ cà gây ngộ độc sau ăn, do đó, ngay cả khi khỏe mạnh, bạn cũng chỉ nên ăn các loại thực phẩm này với lượng vừa phải. Khi bị dị ứng, viêm ruột, có vấn đề về tiêu hóa... nên hạn chế hết mức những thực phẩm này.

4. Làm trầm trọng chứng viêm ruột

Người bị hội chứng ruột kích thích hoặc các rối loạn sưng viêm ruột khác nên tránh các rau quả trên. Chất glycoalkaloids solanine và chaconine có trong khoai tây có thể phá vỡ hàng rào biểu mô của dạ dày. Khi khoai tây được chiên lên, chất glycoalkaloids tập trung thêm, gây hại nhiều hơn cho bao tử.

Ở các nước có nhiều người dùng khoai tây chiên, các chứng viêm ruột cũng nhiều hơn so với những nước còn lại.

5. Gây ợ chua

Ớt chuông đỏ, vàng và các loại ớt có thể gây ợ chua. Nghiên cứu vào năm 2000 cho thấy chất capsicum có trong ớt, ớt chuông làm kích thích thêm ợ chua sau khi ăn trưa hoặc tối. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.