Mô hình liên doanh liên kết: Lợi nhuận thuộc về công ty

Tại cuộc giám sát việc thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị quyết 18 (xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, năm 2008 của Quốc hội) của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM mới đây tại Sở Y tế.

Theo BS Duy, hiện có ba mô hình xã hội hóa ở các bệnh viện: Mô hình bệnh viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn phần về cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính; mô hình đầu tư từ nguồn vốn kích cầu; mô hình liên doanh, liên kết với các công ty.

Ở mô hình thứ ba, hầu hết đối tác của các bệnh viện là các công ty lắp đặt trang thiết bị (chủ yếu là máy xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hoặc cán bộ, công nhân viên góp vốn mua trang thiết bị). Tuy nhiên, đặc điểm của mô hình này không có quy trình hướng dẫn rõ ràng nên đây chỉ được xem là giải pháp tạm thời chứ không khuyến khích vì phần tỉ lệ lợi nhuận cao thường thuộc về công ty. Sắp tới, ngành y tế sẽ siết lại vấn đề này.

Đồng tình, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế, cũng nhận định mô hình liên doanh liên kết là sự hợp tác giữa tư nhân và Nhà nước nhưng thường thấy là giữa tư nhân với cán bộ, viên chức trong bệnh viện nên dễ gây biến tướng và lạm dụng. Mặt khác, PGS Lan cho rằng mô hình đầu tư từ vốn kích cầu là giải pháp hay nhất trong vấn đề xã hội hóa chứ không phải liên doanh, liên kết. Nguồn vốn này đã giúp rất nhiều bệnh viện mua sắm trang thiết bị, máy móc, xây dựng. Tuy nhiên, ngành y tế cần điều tiết, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, ai biết trước thì làm được, còn ai thấy khó, buông thì chịu thiệt! “Sở Y tế phải có cơ chế kiểm soát để tránh tiêu cực vì vốn kích cầu là nguồn quỹ của TP hỗ trợ khó khăn nên nó phải được sử dụng đúng đối tượng” - PGS Lan nói.

DUY TÍNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm