Gần 85% người dân phát hiện thực phẩm bẩn nhưng không tố giác

TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chia sẻ bên lề buổi tập huấn thanh tra an toàn thực phẩm quận/huyện, xã/phường ngày 10-11 tại Hà Nội.
Theo ông Phong, nguyên nhân của vấn đề này là do mối quan hệ họ hàng, tình làng nghĩa xóm hay do nể nang. Tuy nhiên, cần phải thay đổi quan niệm này.
Ông Phong cho biết người tiêu dùng có trách nhiệm tố giác và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Đây không phải là đẩy trách nhiệm đế người tiêu dùng vì trách nhiệm chính là của cơ quan chức năng. 
“Nếu không có sự hợp tác, cộng tác của người dân thì công tác an toàn thực phẩm khó mà kiểm soát được. Vì các cơ quan chức năng không thể giám sát 24/24 giờ được nên cộng đồng phải có trách nhiệm để bảo đảm an toàn thực phẩm” – ông Phong nói.
Cũng theo ông Phong, một phần rất quan trọng là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
Liên quan đến công tác thanh tra an toàn thực phẩm cấp quận/huyện, xã/phường, ông Phong cho biết sẽ tập huấn và cấp chứng chỉ cho lực lượng này. 

 Xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm. Ảnh: HUY HÀ

Trước lo ngại lực lượng thanh tra này lạm quyền, làm khó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Long cho rằng không nên băn khoăn về vấn đề này vì "giao cho anh quyền thì giao cho anh cả trách nhiệm, không thể làm thế nào thì làm". "Nếu lạm dụng quyền hạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật" - ông Phong nói.
Theo Bộ Y tế, việc thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp cơ sở là giải pháp kịp thời khi vấn đề an toàn thực phẩm còn nhiều nhức nhối như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; thức ăn đường phố.
Trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thực hiện thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm cấp cơ sở tại 10 quận/huyện và 20 xã/phường ở Hà Nội và TP.HCM. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm