Xót xa những nạn nhân của mỹ phẩm rởm

Sử dụng chất độc trên da mà không hay biết

Hơn 15 năm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc, phục hồi da, BS Nguyễn Phúc Cẩm Anh (Nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết hàng trăm bệnh nhân đã tìm đến chị với những tổn thương nặng nề sau khi dùng mỹ phẩm có chứa các chất độc hại, đặc biệt là corticoid.

Có những bạn còn rất trẻ, chỉ 18-20 tuổi nhưng cả gương mặt sần sùi, mụn nổi thành từng đám đỏ, ngứa buốt.

Cô gái T. T.T.R (29 tuổi, ngụ Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) cả khuôn mặt bị biến dạng. Chỉ sau khoảng ba tháng bôi liên tục loại thuốc trị ngứa và mụn trên cơ thể, lúc đầu, gương mặt T.R hết mẩn ngứa và có phần láng mịn nhưng sau đó, khuôn mặt cô ngày càng bị dày cứng, lục cục, biến dạng, trông già nua như bà lão 70. Qua quá trình thăm khám, soi da và dùng các phương pháp thử cho thấy, T.R bị chứng lão hóa do hậu quả của việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid.

BS Cẩm Anh thông tin: “Corticoid là chất độc bảng B (theo quy định của Bộ Y tế) và bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất đã cho corticoid vào sản phẩm chăm sóc da để làm đẹp nhanh và thu lợi bất chính”.

Có nhiều thể viêm da do nghiện corticoid như viêm da kích thích, viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn, thể đỏ da giãn mạch kéo dài, viêm da dạng phồng rộp…

Theo BS Cẩm Anh, việc điều trị những thể loại viêm da do corticoid là rất khó khăn và kéo dài nhiều tháng, có những trường hợp phải điều trị vài năm.

Rất nhiều bạn trẻ do lạm dụng mỹ phẩm dẫn đến làn da bị tàn phá nặng nề (Ành minh họa. Ảnh internet)

Khôi phục lòng tin người tiêu dùng

Hàng loạt sai phạm về sản xuất mỹ phẩm đã được kiểm tra, phát hiện và đưa ra trước dư luận. Đây chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho người tiêu dùng đồng thời cũng là cảnh báo cho các doanh nghiệp đang đùa giỡn trên sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước cần suy nghĩ thấu đáo hơn rằng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải đầu tư và kinh doanh nghiêm túc để có các sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Đã có không ít doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, có nhiều hoạt động để bảo vệ người tiêu dùng. Và trên hết là những nỗ lực hoàn thiện quy trình sản xuất quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đạt được những quy chuẩn vươn ra thế giới. Một trong những chứng nhận uy tín hiện nay phải kể đến là chứng nhận CGMP do Bộ Y tế cấp.

Ông Hoàng Minh Hoàng -  Giám đốc Nhà máy Hoa Thiên Phú Bình Dương (thuộc Công ty CP Dược Phẩm Hoa Thiên Phú) là một trong ít các đơn vị đạt chứng nhận CGMP, cho biết: “Hiện nay, chứng nhận CGMP trong sản xuất mỹ phẩm là yếu tố then chốt để khẳng định mỹ phẩm đó đảm bảo chất lượng. Mục đích quan trọng nhất khi các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng mỹ phẩm tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN là trong bất cứ trường hợp nào tính an toàn và chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu và phải đạt các tiêu chuẩn phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng”.

Để đạt được chứng nhận CGMP các đơn vị sản xuất phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, khắt khe gồm các tiêu chuẩn về nhân sự - đào tạo, nhà xưởng - máy móc thiết bị, vệ sinh, thẩm định - đánh giá, hồ sơ tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn, kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng như giải quyết khiếu nại của khách hàng...

Xót xa những nạn nhân của mỹ phẩm rởm ảnh 3

CGMP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cosmetic Good Manufacturing Practices” - “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, các kiểm tra, kiểm soát trong suốt quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn. CGMP chính là bảo chứng cam kết chất lượng sản phẩm, được chứng nhận bởi Bộ Y tế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm