Người phụ nữ bị khỉ hàng xóm cắn trọng thương


BS Đỗ Thị Ngọc Linh, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ BV Hữu nghị Việt Đức, cho biết đây là lần đầu tiên khoa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị khỉ cắn.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh táo, vết thương vùng cánh tay trái dài khoảng 15 cm dập nát, tổn thương nghiêm trọng.

Các bác sĩ đã tìm và nối các nhánh thần kinh, cơ vùng cánh tay bị đứt. Sử dụng kính hiển vi để nối các bó sợi thần kinh rất nhỏ.

Hiện bệnh nhân được tư vấn tiêm phòng dại tại trung tâm y tế dự phòng. Vết thương vùng tay đã khô, bệnh nhân đã được ra viện và khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá khả năng phục hồi của thần kinh (thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh bì cẳng tay trong bên trái…).

Tuy nhiên, khả năng phục hồi đánh giá không khả quan vì tổn thương cao, tốc độ phục hồi thần kinh chậm và bệnh nhân có khả năng giảm chức năng của cẳng và bàn tay trái. Chức năng vận động của cẳng tay và bàn tay sẽ không trở lại như bình thường.

Sơ cứu khi bị chó, khỉ, mèo... cắn

- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng để làm sạch những vi khuẩn hoặc những bụi bẩn bám trên vết thương.

- Cầm máu khoảng 5-10 phút sau khi đã làm sạch vết thương. Nếu vết thương sâu, chảy máu nhiều, cần cầm máu trước bằng việc băng ép với cuộn băng thun hoặc miếng vải sạch mềm giúp phòng ngừa tình trạng mất máu.

- Luôn nâng chỗ vết thương cao hơn tim.

- Sát trùng vết thương bằng dung dịch thông thường như cồn, nước muối loãng, ôxy già hoặc dung dịch Betadin...

- Đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm