Vi khuẩn ở bệnh viện, kẻ giết người giấu mặt

Trong hàng ngàn bệnh viện ở quốc gia hiện đại nhất thế giới này vẫn ẩn náu những vi khuẩn chết người dù có nhiều nỗ lực kiểm soát chúng.

Loại vi khuẩn này có thể tồn tại hằng tuần trên rất nhiều bề mặt khác nhau. Một trong các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào đường ruột của người vốn đã có hệ thống miễn dịch yếu và rồi chúng phát triển khiến người bệnh càng bệnh nặng hơn.

Đa số ca tử vong do C.diff xảy ra do viêm nhiễm tại bệnh viện và các môi trường chăm sóc y tế khác.

Khoảng chừng 1/3 trong số 3.100 bệnh viện được Hội Người tiêu dùng kiểm tra bị chấm điểm rất thấp về việc kiểm soát C.diff. 19 bệnh viện lớn nhất và có lớp giảng dạy uy tín nhất cả nước lại có số điểm không đạt yêu cầu.

Các bệnh viện giảng dạy được coi là nơi có những quy trình hoạt động chuẩn mực nhất nhưng các bệnh viện này cũng có vẻ phải vất vả chống lại tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn. Chỉ có hai bệnh viện lớn không có C.diff.

Dù có vẻ vi khuẩn có thể dễ dàng được kiểm soát với xà bông, cồn tẩy rửa, găng tay, khử trùng, lượng kháng sinh thích hợp… Tuy nhiên, chúng phải được dùng đúng cách liên tục, không sai sót lơi lỏng. Điều này không dễ thực hiện, đặc biệt ở các bệnh viện lớn có hàng trăm giường và vô số người.

Một số bệnh viện cho rằng nhiều bệnh nhân đã nhiễm C.diff trước khi vào bệnh viện và họ sẽ cách ly bệnh nhân có dấu hiệu bị C.diff. Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn này là người làm trong bệnh viện phải đeo găng tay liên tục khi có thể và rửa tay thật kỹ thường xuyên.  

Một nghiên cứu của ĐH Iowa vào năm 2014 cho thấy chỉ dưới 1/3 người làm việc trong bệnh viện thường xuyên rửa tay. Báo cáo của hội Người tiêu dùng trên 1.200 bệnh nhân mới nhập viện cho biết chỉ có một nửa thấy bác sĩ và y tá rửa tay trước và sau khi khám cho họ.

Một yếu tố khác cần cho chống nhiễm khuẩn là không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cũng chỉ có 39% bệnh viện tại Mỹ có chương trình quản lý thuốc kháng sinh.

Với các bệnh nhân, người thăm bệnh và người làm trong bệnh viện, có thể tuân thủ các điều sau để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm:

1. Cẩn trọng với việc dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Nếu bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, hãy hỏi tại sao.

2. Yêu cầu bác sĩ, y tá hoặc những nhân viên chăm sóc sức khỏe phải rửa tay hoặc đeo găng tay trước khi khám bệnh.

3. Cẩn trọng với thuốc chống chứng ợ hơi trào ngược, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm C.diff trong bao tử.

4. Hỏi về các biện pháp bảo vệ trong bệnh viện. Bệnh viện nên kiểm tra C.diff cho bệnh nhân bị tiêu chảy.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm