Đâu rồi những bữa cơm nhà?

Đâu rồi những bữa cơm nhà?

Trong thời hiện đại, teen bị cuốn đi theo chuyện học hành, sáng học, chiều học, tối chỉ ăn qua loa rồi học tiếp. Hầu như các bạn đều chọn cách ăn uống tiện lợi như: ăn ở cửa hàng, các tiệm hay thức ăn nhanh… mà không còn chú tâm đến các bữa cơm gia đình nữa. Bố mẹ thì lao vào làm việc, kiếm tiền, cống hiến…

Tiến, SV ĐH Xây dựng là một trong những trường hợp như vậy. Tiến chia sẻ, mọi sinh hoạt cá nhân của bạn đều diễn ra trong phòng riêng – thế giới riêng, nơi mà bố mẹ hầu như chẳng bao giờ đặt chân vào: “Bố mẹ tớ đi làm cả ngày, bận bịu về đến nhà cũng nghỉ luôn.

Là con trai nên đi học về phần lớn thời gian tớ ở trong phòng. Việc nhà cũng không phải động tay chân vào, vì nhà có người giúp việc rồi. Thi thoảng, bố mẹ cũng có hỏi han về chuyện học hành. Nhiều người bảo như thế là buồn nhưng tớ quen rồi nên chẳng có gì phàn nàn. Bây giờ lại thấy tự do, thoải mái”.

Hay Phương ( THPT Ngô Thì Nhậm) chia sẻ :"Năm nay là năm cuối cấp, mình phải đi học thêm thường xuyên, nhà xa nên giữa các buổi học cứ phải ra quán ăn cạnh trường ngồi ăn cơm một mình. Buồn lắm. Muốn được về nhà ăn cơm, rồi nghe đứa em kể chuyện ở lớp, ngồi nói chuyện với bà mà không được, đành phải chấp nhận thôi.”

Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn, những ngày gặp mặt đoàn tụ đại gia đình cũng khan hiếm hơn. Thậm chí, những ngày giỗ chạp hay thượng thọ ông bà, teen cũng không “lưu vào bộ nhớ” và càng thờ ơ trước những ngày kỉ niệm của gia đình.

Tùng ( SV ĐH Kiến trúc Hà Nội ) tâm sự: “Từ nhỏ đến giờ mình rất ít khi về quê, đặc biệt trong những dịp giỗ chạp, thường là chỉ bố mẹ mình về nếu bận rộn quá, bố mẹ cũng chỉ gửi tiền cho ông bà, mình hầu như biết rất ít mặt họ hàng, hàng xóm".
 

Đâu rồi những bữa cơm nhà? ảnh 1
Đâu rồi những bữa cơm gia đình? (ảnh minh họa)
 ….Và những truyền thống dân tộcNgày nay, nếu được hỏi rằng phương Tây hay các nước lân cận của Việt Nam có những lễ hội nào, đa số các bạn trẻ đều trả lời rất đầy đủ về các lễ hội đó, cả lịch sử hình thành, ý nghĩa như Valentine, Halloween, Cosplay… Bên cạnh cái mới mẻ mà nét văn hóa mới đem tới thì các lễ hội kia chính là nơi mà các bạn trẻ thể hiện cái “ tôi” của mình, cá tính của mình: như trong lễ hội Halloween, các bạn được hóa trang thành các nhân vật mà mình yêu thích, Cosplay cũng như vậy. Hay trong lễ Valentine, các bạn có vô vàn những cách khác nhau để bày tỏ tình cảm với người mình yêu thương. Còn ở lễ hội dân gian, yếu tố quan trọng hàng đầu là cái chung, cái cộng đồng. Như bản chất, ý nghĩa của mình, lễ hội dân gian là môi trường đề người dân thể hiện sức mạnh cố kết cộng đồng, là nơi để người ta tìm về với cội nguồn, gốc rễ. Vì vậy, cái “tôi” ở đây không được đề cao. Đến với lễ hội truyền thống, người ta cần phải quên mình đi để hòa nhập vào cái “ta” rộng lớn của cộng đồng. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Qua các sự kiện "đáng kinh ngạc" của một bộ phận giới trẻ như bị tung video clip cá nhân lên mạng hay những hình ảnh "shock"...đã làm xôn xao toàn bộ giới trẻ và tốn không biết bao là giấy mực của các loại hình báo chí. Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Người ta gọi đó là “sống thử”. Lan, SV Thương Mại cho biết: “Dãy phòng trọ của em có 10 phòng thì có đến 6 phòng “góp gạo thổi cơm chung”. “Sống thử” đang là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”.  Giới trẻ và ứng xử nơi công cộngCó một thực tế không thể phủ nhận là, giới trẻ ngày nay đang ngày càng trở nên tự tin hơn, dám nghĩ dám làm hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dầu vậy, hiện đang tồn tại một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ có cách hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Đến những nơi đền, chùa linh thiêng, cần sự trang nghiêm, một số bạn trẻ vẫn “diện” những bộ trang phục hở hang, “mát mẻ” và cho đó là cách ăn mặc “sành điệu” khác người. Chuyện các teen bây giờ tóc tai dựng ngược, xanh đỏ... quần áo rách và không đủ che những phần nhạy cảm có ở khắp nơi chứ không riêng gì ở vũ trường, họ sẵn sàng văng tục chửi thề ở mọi nơi mọi lúc. Hay trong các quán cà phê, quán kem vỉa hè, nơi gặp gỡ quen thuộc của nhiều bạn học sinh, sinh viên, không khó để nhìn thấy những cái gác chân vô tư lên ghế, tàn thuốc lá vẩy tứ tung, các nhóm nam nữ mở hết “âm lượng” mặc sức nói chuyện, nô đùa ầm ĩ, sẵn sàng buông ra những câu bình phẩm khó nghe, thậm chí sẵn sàng chửi thề, văng tục bất chấp sự khó chịu của những người xung quanh. Càng chơi càng hăng, nhiều website của các cá nhân được lập ra chỉ để tung các ảnh nóng, clip nóng. Chủ động có, bị động cũng có, không ít các teen phải gánh hậu họa từ trào lưu này. Nhiều teen Việt sau sự cố ảnh nóng đã tự làm mất rất nhiều cơ hội (và thậm chí là không có cơ hội làm lại cuộc đời). Nhiều teen trót dại đua theo việc thể hiện, tung lên mạng clip đi xe máy bằng chân, lạng lách trong giờ cao điểm thậm chí đã bị pháp luật “sờ gáy”. Và đâu đó những cách ứng xử thiếu văn hóa của một số bạn trẻ vẫn tiếp tục “hồn nhiên” diễn ra. Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước ta dần hội nhập với thế giới, dần tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây qua các phương tiện truyền thông hiện đại nên dễ dàng "bắt chước" và "học hỏi" rất nhanh lối sống đến từ các nền văn hóa Tây phương này, vì họ coi đó là hiện đại, là sành điệu,"Tây hóa" mới là thể hiện đẳng cấp. Và các yếu tố truyền thống trong lối sống dân tộc đã dần bị lãng quên. Làm thế nào để giới trẻ chủ động, tự giác tìm hiểu truyền thống, trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống - Đó mới là điều quan trọng...
Theo Lê Nho Việt (Vietnamnet)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm