Đi học làm vợ làm chồng

Đi học làm vợ làm chồng ảnh 1
Chia sẻ thông tin trong lớp học "tiền hôn nhân" tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM - Ảnh: Như Lịch
“Bảo bối” trước khi cưới

Diễn ra vào 9 giờ sáng chủ nhật hằng tuần và kéo dài từ ngày 7.8- 2.10 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, khóa học “Những điều cần biết trước khi kết hôn” gồm có 8 chuyên đề như: Chuẩn bị làm dâu, làm rể; Sử dụng và quản lý tài chính trong gia đình để có một cuộc sống ổn định; Vấn đề tình dục trong đời sống vợ chồng; Nuôi dưỡng tình yêu trong hôn nhân…

Ngay trong buổi khai giảng khóa học “Những điều cần biết trước khi kết hôn” diễn ra tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, có rất nhiều nam thanh, nữ tú sắp lập gia đình và cả những người độc thân háo hức tham gia. Sự náo nức của học viên như được cộng hưởng bởi âm thanh rộn rã, yêu đời trong video clip mang tên Tình yêu bắt đầu được trình chiếu. Đây là khúc dạo đầu trong chuyên đề đầu tiên “Một số quy luật tâm lý trong đời sống vợ chồng” do tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục trường ĐH Sư phạm TP.HCM phụ trách. Tiến sĩ Tứ thẳng thắn: “Chúng ta đóng tiền đến đây là để hỏi - trao đổi. Các bạn cứ thoải mái bày tỏ suy nghĩ của mình”. Được khuyến khích, một cô gái bộc bạch: “Đó là khi em muốn có điều kiện về chăm sóc cho người kia”. Anh bạn trai ngồi bên cạnh cô tiếp lời: “Còn em thì muốn được chăm sóc, bảo vệ cô ấy suốt đời!”. Càng về sau, những bạn trẻ càng mạnh dạn đưa ra nhiều thắc mắc, như: Làm thế nào để vượt qua trở ngại trong tình yêu, nhất là sự khác biệt tôn giáo? Thái độ phù hợp khi giao tiếp với bạn khác giới của chồng/vợ?... Đặc biệt, khi được cảnh báo về thời kỳ quan hệ vợ chồng dễ nảy sinh căng thẳng, trúc trắc trong quá trình hôn nhân, nhiều cặp đôi hỏi về bí quyết để hai người có thể duy trì mãi giai đoạn nồng thắm và có được hạnh phúc bền vững. Đôi bạn trẻ Tài - Thảo (ngụ ở Q.4, TP.HCM) cho biết 25.8 tới đây là ngày đám cưới của hai người. Anh Tài chia sẻ: “Gần cuối tháng này chúng mình kết hôn rồi, có rất nhiều việc phải làm nên tham dự lớp học này khá cập rập. Tuy vậy, mình hy vọng sẽ có được kiến thức, kỹ năng để tránh những tình huống gây mâu thuẫn, đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng”. Anh Tài nhìn nhận, chính chị Thảo là người đã 2-3 lần thuyết phục anh cùng đăng ký học. Chị Thảo giải thích: “Tụi mình quen nhau đã 5 năm. Trước đây, mỗi tuần tụi mình chỉ gặp nhau 1-2 lần. Không biết sau khi cưới, ngày nào cũng gặp nhau, cảm xúc hai người sẽ ra sao? Hơn nữa, mình cũng rất quan tâm đến cách ứng xử với mẹ chồng khi về làm dâu…”.  Dự định cuối năm nay sẽ kết hôn, hai anh chị Cao Khanh - Như Định (cùng ngụ P.16, Q.8, TP.HCM) có cùng niềm kỳ vọng lớn nhất từ khóa học này, đó là: “Được trang bị những kỹ năng để tránh những điều khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ”. Chưa có người yêu cũng họcQua quan sát, chúng tôi thấy một trong những học viên cần mẫn ghi chép nội dung suốt buổi học chính là cô Lê Thị Tình - giáo viên môn địa lý một trường THCS trên địa bàn Q.10, TP.HCM. Cô Tình giãi bày: “Hằng ngày tiếp xúc những học sinh có cha mẹ ly hôn, tôi cảm nhận các em bị tổn thương nặng nề, theo đó kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bản thân tôi dù hiện tại chưa có người yêu, nhưng tôi chủ động tham gia lớp học này vì tôi ý thức được sự cần thiết để chuẩn bị cho một cuộc sống hạnh phúc sau này”. Nguyễn Phước Hậu và Vũ Thị Quỳnh Anh (đều 26 tuổi, cùng ngụ ở Q.Thủ Đức) là đôi bạn thân học chung từ hồi cấp ba đến nay. Quỳnh Anh đã tìm được một nửa của mình và dự định sang năm sẽ lên xe hoa. Trong khi đó, Phước Hậu vẫn chưa có được ý trung nhân. Thương cô bạn gái chủ nhật vượt đường xa đến với lớp “tiền hôn nhân” một mình (vì người yêu cô bận việc), Hậu đã tình nguyện đóng tiền học chung. Hỏi đi chung với “bồ” của người khác vào những lớp thế này có sợ bị ghen không, Hậu cười đáp: “Chuyện này tụi mình đã đưa ra thảo luận công khai và cả ba người đều đã nhất trí. Mình vừa đi học cho bản thân, vừa có thể làm “quân sư” nếu hai người kia gặp chuyện gì cần tư vấn”. Tuy vậy, Hậu cho rằng mâu thuẫn của mỗi người là khác nhau, nên không thể bê nguyên xi những hình mẫu (tình huống) trong các bài giảng này để áp dụng cứng nhắc vào chuyện tình cảm. Theo tiến sĩ Tứ: “Chúng tôi chỉ cung cấp những thông tin mang tính tham khảo để bạn trẻ biết, hiểu và có thể vận dụng linh hoạt vào cuộc sống của mình”. Theo Như Lịch (TNO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm