Khi teen “đùa” quá đáng…

Từ cô dạy Lịch sử

Với môn Lịch sử thường teen chỉ học để đối phó, và khi kiểm tra thì cũng chỉ trông chờ chép bài hoặc giở tài liệu. Chính vì thế mà khi gặp phải thầy cô nghiêm khắc và “không hề nương tay” với những trò lười thì ai cũng lắc đầu ngao ngán.

“Trung, trong một bài kiểm tra vì không chịu ôn tập kĩ lưỡng, cô lại nghiêm nên anh chàng này không “làm ăn” gì được. Thế là cậu ấy liền viết cái gì đó ra một mảnh giấy nhỏ và giả vờ hí hoáy trông cứ như là đang giở tài liệu vậy.

Cô giáo liền lại gần và bắt bạn ấy đưa mảnh giấy ra xem. Cậu bạn hí hửng , tươi cười, ngoan ngoãn làm theo. Khi cô cầm lên đọc thì hỡi ôi. Đó không phải là tài liệu mà ở trên đó chỉ là mấy chữ ngắn gọn “cô giáo bị ăn quả lừa”, Hoa (17t) kể.

Kết quả là cậu bạn được “ăn con ngỗng và chễm trệ ngồi sổ đầu bài”.

Khi teen “đùa” quá đáng… ảnh 1
Đừng để trò đùa trong lớpcủa mình thành quá đà, bạn nhé. (ảnh minh họa)

Đến cô dạy Ngữ văn

Nếu dạy ở những lớp chuyên văn thì không có gì để nói. Nhưng nếu “chẳng may” phải dạy ở những lớp ban A thì ôi thôi, không biết bao nhiêu trò được teen nghĩ ra để áp dụng thực tế với thầy cô. Từ chuyện soạn bài đến việc trả lời câu hỏi.

Thùy (18t) chia sẻ “Mấy bạn nam lớp mình nghịch lắm, lại là lớp chuyên toán trong trường nữa, nên hầu như cả lớp tớ đều ngại học văn. Có lần mấy bạn nam biết cô giáo còn trẻ lại sợ nhện thế nên mấy bạn đã giấu con nhện giả vào hộp phấn của cô trong giờ ra chơi.

Khi vào lớp cô đưa tay lấy phấn thì đụng phải chú nhện. Cô sợ quá, hét lên khiến thầy dạy lớp bên phải chạy sang. Cuối cùng là cả lớp tớ bị trừ điểm thi đua và phê bình trước toàn trường”.

Các thầy cô còn trẻ mới về trường luôn là những người bị teen đem ra làm tâm điểm cho các trò nghịch ngợm của mình. Chính vì vậy trước đây thì học sinh thường sợ thầy cô, mắt lấm la mày lét, còn giờ thì ngược lại. Thầy cô đang dần sợ những trò nghịch của học sinh.

Và ngay cả thầy giáo nghiêm khắc

Không cần biết đó là thầy cô vui tính hay khó tính, không cần để ý là thầy cô già hay trẻ, học trò đều có những cách riêng của mình.

Tú (20t) nói “Mình vẫn nhớ lớp 12 bọn mình phải học với thầy dạy Hình vô cùng nghiêm khắc. Trong giờ học không ai được nói chuyện, không ai được đi muộn, khi thầy giảng thì phải chăm chú nghe và nhìn là chủ yếu, hạn chế ghi chép. Nếu ai đi muộn chắc chắn phải đứng ngoài, nói chuyện riêng thì “đứng” góc bảng ở cuối lớp. Vì vậy nhiều bạn không thích thầy.

Một hôm thầy gọi một bạn nam lên bảng làm bài tập. Và bạn ấy đã đặt tên một tam giác là có ba đỉnh là L , A’, C. Đơn giản chỉ vì thầy dạy hình bị tật là mắt thầy “nhìn bên trái sẽ thấy bên phải”. Có lẽ thầy giận lắm nhưng cũng không thể mắng bạn ấy được. Vì bài bạn làm rất tốt và đúng”.

Giữa thầy và trò nếu có những kỉ niệm với nhau thì sẽ rất vui, để rồi sau này mỗi lần đến thăm các thầy cô chúng ta lại ôn lại những kỉ niệm này. Nhưng teen à! Đừng nên đùa quá trớn, và không phải ai ta cũng có thể đùa như vậy được đâu.

Với bạn bè , với người ít tuổi hơn chúng ta có những cách đùa khác nhau, và với người lớn chúng ta cũng cần có những trò chơi khác nhau. Nhiều khi teen cứ quá vô tư mà không biết rằng chính mình đang không tôn trọng thầy cô đấy!

Hãy biết làm sao để không khí học vui hơn và khoảng cách giữa thày trò ngày càng gần gũi nhau hơn nhé teen!

Theo Lê Bá Khánh (DT/ Mực Tím)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.