Biên bản hòa giải ở xã: Giá trị đến đâu?

Nhiều chuyên gia đề xuất nên công nhận hiệu lực của biên bản hòa giải thành tại chính quyền cơ sở để các bên đương sự có trách nhiệm hơn khi tham gia hòa giải, đồng thời giảm áp lực cho tòa án. Đề xuất này đã gây tranh cãi…

Năm 2008, ông TVH mượn của bà NTL 200 triệu đồng, hứa trong vòng hai tháng sẽ trả nợ. Khi giao nhận tiền, hai bên làm giấy, có người làm chứng.

Chỉ có giá trị về thời hiệu, chứng cứ

Sau đó, ông H. không có tiền trả nợ, bà L. đòi tới đòi lui nhiều lần không được. Một thời gian sau, bà phát hiện ông H. đã bỏ quê đi làm ăn xa, không rõ tin tức, địa chỉ. Giữa năm 2011, phát hiện thấy ông H. trở về, bà L. đã khởi kiện đòi nợ, kèm tờ giấy vay tiền làm bằng chứng.

Nhận đơn, cán bộ tòa cho bà biết rằng thời hiệu khởi kiện đã hết, tòa sẽ không thụ lý. Nghe vậy, bà L. mới sực nhớ ra là cuối năm 2009, sau khi bà nhờ can thiệp, UBND xã có tổ chức hòa giải giữa hai bên. Sau khi bà nộp biên bản hòa giải, tòa đã thụ lý vụ kiện của bà bởi theo quy định, trường hợp này thời hiệu khởi kiện được tính lại kể từ khi UBND xã tổ chức hòa giải.

Vụ khác, năm 2011, ông ĐVV kiện một hàng xóm ra TAND một quận tại TP.HCM để đòi khoản nợ 50 triệu đồng. Theo ông V., ông tin tưởng người hàng xóm nên khi mang tiền cho mượn, hai bên không làm giấy tờ gì mà chỉ nói miệng, không ngờ sau đó người hàng xóm lại bội ước.

Trước tòa, người hàng xóm bảo không hề vay mượn gì của ông V. cả. Tuy nhiên, tòa vẫn tuyên ông V. thắng kiện bởi ông có nộp được cho tòa một biên bản hòa giải do cán bộ tư pháp phường lập. Theo đó, trước khi khởi kiện, ông V. có yêu cầu công an phường can thiệp. Công an phường hướng dẫn hai bên sang bên tư pháp phường hòa giải. Tại phường, người hàng xóm thừa nhận có vay tiền của ông V., hứa thời hạn trả nợ nhưng sau đó lại phớt lờ…

Biên bản hòa giải ở xã: Giá trị đến đâu? ảnh 1

Nên công nhận hiệu lực thi hành?

Khác với tranh chấp đòi nợ như trên, trong tranh chấp đất đai, ngoài giá trị về chứng cứ hoặc để tính thời hiệu khởi kiện, việc hòa giải tại cơ sở còn là một điều kiện bắt buộc để tòa thụ lý đơn kiện. Gần đây, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ thủ tục này vì “không thực chất”: Việc hòa giải tại cơ sở không có giá trị thi hành nên người dân tham gia chỉ để phục vụ cho việc khởi kiện về sau. Chẳng hạn, hai bên có thể thỏa thuận thành khi hòa giải tại chính quyền cơ sở nhưng sau đó một bên trở mặt thì bên kia cũng chẳng làm gì được ngoài việc khởi kiện.

Vì vậy, ThS Trần Thị Thu Hà (Trường ĐH Luật TP.HCM) đã cho rằng Luật Đất đai nên sửa đổi theo hướng công nhận hiệu lực của biên bản hòa giải thành tại chính quyền cơ sở trong tranh chấp đất đai. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền không thụ lý đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đã được hòa giải thành tại chính quyền cơ sở nữa. Thậm chí nên có cơ chế để tòa xem xét, công nhận kết quả hòa giải thành khi các bên có yêu cầu. Quyết định công nhận sẽ có giá trị cưỡng chế thi hành theo Luật Thi hành án dân sự. Điều này sẽ nâng cao giá trị và ý nghĩa pháp lý của khâu hòa giải tại chính quyền cơ sở, tạo động lực để các bên tích cực, có thiện chí, có trách nhiệm hơn khi tham gia hòa giải...

Đi xa hơn, luật sư Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) còn đề nghị không chỉ riêng trong tranh chấp đất đai mà với tất cả tranh chấp dân sự khác cũng nên công nhận, cho thi hành thỏa thuận hòa giải thành tại chính quyền cơ sở. “Tôi ủng hộ việc nâng cấp giá trị của các biên bản hòa giải thành ở cơ sở như một bản án, quyết định của tòa có hiệu lực thi hành ngay. Bởi lẽ các cam kết của đương sự vào thời điểm này thể hiện ý chí mộc mạc, ý chí thật của họ, chưa bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào khác. Ngoài ra, việc công nhận hiệu lực của các thỏa thuận còn giúp giảm tải công việc cho tòa” - luật sư Vinh nhấn mạnh.

Lấy cơ chế nào sửa sai?

Ngược lại, TS Lại Văn Trình không đồng tình. Theo ông, không nên công nhận biên bản hòa giải thành tại chính quyền cơ sở ở mức cao nhất để được thi hành như các bản án, quyết định của tòa vì các lý do sau:

Thứ nhất, sở dĩ việc hòa giải trong tố tụng có thể thi hành được vì nó là một thủ tục chặt chẽ, có sự tham gia của VKS, có thời gian cho các bên suy nghĩ thấu đáo, thay đổi ý kiến. Nói cách khác, hòa giải trong tố tụng có cơ chế đảm bảo thực hiện và có thể thi hành được. Còn hòa giải ở cấp xã là sự tham gia của các thành phần không chuyên nghiệp, ít cơ chế giám sát, ít có sự xuất hiện của các cơ quan hỗ trợ tư pháp nên khả năng thi hành rất thấp.

Thứ hai, với biên bản hòa giải thành đúng thì không sao nhưng nếu có sai sót thì lấy cơ chế nào để sửa sai, khắc phục hậu quả nếu nó được thi hành? Thực tế, ngay cả việc hòa giải trong tố tụng vốn rất chặt chẽ mà vẫn có thể gặp sai sót thì không có gì đảm bảo rằng việc hòa giải tại chính quyền cơ sở sẽ không sai.

Thứ ba, nếu công nhận giá trị thi hành của biên bản hòa giải thành tại cơ sở thì khi người dân yêu cầu luật sư tham gia, ai sẽ ký giấy cho luật sư vào, giá trị của sự xuất hiện đó có ý nghĩa như thế nào? Như vậy, nếu muốn công nhận thi hành thì chúng ta phải xây dựng lại một cơ chế mới với các quy định liên quan. Nhưng cơ chế này lại chồng lấn với nhiệm vụ xét xử của tòa vì nó giống một cơ quan tài phán thứ hai, điều này là vi hiến.

Công nhận giá trị của việc xã gọi đến hòa giải?

Hiện trong không ít vụ tranh chấp đất, UBND cấp xã mời đương sự đến làm việc nhưng một bên cố tình vắng mặt. Việc tổ chức hòa giải xem như bế tắc. Đương sự không thể khởi kiện ra tòa vì tranh chấp chưa qua hòa giải tại cơ sở, còn chính quyền cơ sở cũng không biết phải làm sao...

Trong nhiều hội thảo bàn về giải quyết tranh chấp đất đai, đã xuất hiện các ý kiến cho rằng pháp luật phải sửa đổi linh hoạt hơn theo hướng chỉ cần người khởi kiện cung cấp được chứng cứ về việc UBND cấp xã đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng người bị kiện vẫn vắng mặt là tòa có thể thụ lý đơn kiện.

Lúc này chưa được

Một số nước đã công nhận hiệu lực của biên bản hòa giải ở mức cao nhất. Tòa sẽ từ chối thụ lý, giải quyết những vụ việc trước đó đã có biên bản hòa giải được công nhận. Nhiều ý kiến nói chúng ta cũng nên làm như vậy nhưng theo tôi, trong giai đoạn hiện nay chưa nên áp dụng. Vì việc lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp vẫn là lựa chọn phổ biến của người dân, hơn nữa quy định như vậy không khác gì đã tước đi quyền được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc chỉ vì đã chọn phương pháp hòa giải trước đó.

ThS TRƯƠNG THỊ TUYẾT MINH, Trường ĐH Luật TP.HCM

Trái với tính tự nguyện

Nếu có một cơ chế cứng để bắt buộc thi hành các biên bản hòa giải thành ở cơ sở thì vô tình nó lại trái lại với mục đích, bản chất của công tác hòa giải là dựa trên tính tự nguyện, hòa hợp. Chúng ta đều biết chủ trương xây dựng chế định hòa giải ở cơ sở nhằm tránh những phát sinh mâu thuẫn trong đời sống ở khu dân cư. Nếu phát sinh tranh chấp thì các tổ chức ở địa phương hòa giải làm mềm hóa xung đột, tức là nâng cao tính tương thân tương ái, vì tình làng nghĩa xóm của người dân. Nếu bây giờ quy định tất cả việc hòa giải thành phải được thi hành, ai không làm sẽ bị chế tài thì chắc người dân sẽ sợ, không ai tham gia công tác này nữa.

Luật sư CAO MINH TRIẾT, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai

THANH TÙNG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.