Bệnh nhân Ebola đua nhau 'thay máu' ở thị trường chợ đen

Dịch Ebola bùng phát giết chết hơn 2.400 người ở các nước Guinea, Liberia và Sierra Leon- những quốc gia bị ảnh hưởng nhất bởi virus này.

Hàng nghìn người đang bị nhiễm bệnh, và các trường hợp nhiễm mới đã xuất hiện ở Nigeria và Senegal.

Máu từ những người sống sót sau khi nhiễm bệnh có thể là huyết thanh có các kháng thể chống lại loại virus Ebola. Mặc dù chưa chứng minh rõ ràng nhưng điều này là tín hiệu lạc quan trong cuộc chiến chống lại căn bệnh chưa có thuốc đặc trị này.

WHO phát biểu: “Nghiên cứu cho thấy truyền máu từ những người sống sót sau khi khi nhiễm bệnh có thể ngăn ngừa hoặc điều trị virus Ebola ở những người khác nhưng kết quả nghiên cứu vẫn rất khó để chứng minh. Chúng ta không biết liệu kháng thể trong huyết tương của những người sống sót là đủ để điều trị hoặc phòng tránh bệnh hay không. Nghiên cứu thêm là điều cần thiết."

Huyết thanh đã từng được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân, điển hình là nhân viên cứu trợ người Mỹ Rick Sacra, người đã nhập viện tại Omaha, Nebraska vì nhiễm Ebola. Ông đã nhận máu từ Kent Brantly, một người Mỹ khác sống sót sau khi nhiễm Ebola. Cả hai đã bị nhiễm bệnh khi họ giúp đỡ bệnh nhân ở Liberia.

Buôn lậu máu

Nhưng không như trường hợp của Rick, các bệnh nhân các quốc gia đang bị dịch hoành hành đang nhận máu thông qua các đường dây bất hợp pháp. Việc buôn bán máu bất hợp pháp có thể dẫn đến sự lây lan các bệnh lây nhiễm khác bao gồm HIV và cá bệnh lây qua đường máu khác.

Margaret Chan, giám đốc WHO cho biết: “Chúng tôi cần phải làm việc chặt chẽ hơn với các nước này để ngăn chặn hành vi giao dịch máu ngoài thị trường chợ đen. Việc giao dịch máu tùy tiện không qua nghiên cứu sẽ không có lợi cho bất cứ ai. Nhất là khi truyền máu túy tiện có thể dẫn đến các căn bệnh lây nhiệm khác.”

Ngồi chờ chết

Các chuyên gia y tế tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, và chỉ trích phản ứng lõng lẻo của cộng đồng quốc tế trước Ebola.

Hôm thứ 3, tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ sẽ gửi quân, vật liệu để xây dựng các bệnh viện, bổ sung nhân viên y tế và dụng cụ chăm sóc cho các nước đang bị ảnh hưởng nặng nề. Mỹ cũng đào tạo hàng ngàn nhân viên y tế giúp chẩn đoán và điều trị Ebola

Obama phát biểu: “Đàn ông, phụ nữ, trẻ em đang ngồi chờ chết ngay lúc này. Nếu sự bùng nổ không dừng lại thì chúng ta sẽ chứng kiến hàng trăm nghìn người nhiễm và điều đó tác động sâu sắc đến nền kinh tế và an ninh của tất cả chúng ta”.

Các bệnh viên tại các quốc gia bị ảnh hưởng đang quá tải và WHO miêu tả sự bủng nổ đại dịch là trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng với quy mô chưa từng thấy.

Virus có thể biến đổi?

Ngoài ra còn có một mối lo ngại rằng virus có thể biến đổi thành một dạng nguy hiểm hơn.

Ebola hiện đang lây nhiễm thông qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nếu có đột biến cho phép virus lây lan qua không khí sẽ gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho người dân trên toàn thế giới.

Thêm một nhân viên cứu trợ bị lây nhiễm Ebola

Trong khi đó, một tình nguyện viên người Pháp trong tổ chức bác sĩ không biên giới  ở Liberia đã bị nhiễm Ebola và sẽ được đưa sang Pháp để điều trị thêm.

Một chiếc máy bay tư nhân của Mỹ sẽ được sử dụng cho việc di tản, theo các tổ chức thì tên viết tắt tiếng Pháp của nó là MSF.

CNN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm