Ẩn số Nga trong căng thẳng Qatar

“Hai bên sẽ thảo luận về căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và một số nước Ả Rập”, theo RIA Novosti. Trong khi đó, giới chức Moscow khẳng định quan điểm trung lập của Nga đối với vấn đề này.

“Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là vấn đề của các nước Ả Rập, và Nga không muốn can thiệp vấn đề này. Tuy nhiên, Nga luôn sẵn sàng thảo luận về cuộc khủng hoảng xung quanh Doha với các đối tác của Qatar và khu vực”, thông cáo của điện Kremlin cho biết.

Trước đó, khủng hoảng vùng Vịnh bắt đầu bùng nổ vào ngày 5-6 khi một số nước Ả Rập bắt đầu thông báo cắt quan hệ ngoại giao, cắt hợp tác trên không và trên biển với Qatar dưới sự khởi xướng của Saudi Arabia với cáo buộc Doha tài trợ khủng bố.

Tiếp đó, đài CNN dẫn lời các cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc tin tặc Nga đứng sau cuộc khủng hoảng này bằng cách xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát hãng thông tấn Qatar để truyền đi tin tức giả mạo, gây ra sự rạn nứt nghiêm trọng giữa các đồng minh thân cận nhất của Washington ở vùng Vịnh.

Đáp trả cáo buộc đó, người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov gọi đó lại là “một câu chuyện bịa đặt khác” được tung ra dưới thẩm quyền của “các nguồn tin giấu tên làm ở các bộ phận không nêu tên của một số dịch vụ tình báo không xác định”.

Ngoại trưởng Qatar Mohammed Al Thani (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik

Một số nguồn tin ở Đại sứ quán Nga ở Qatar nói với hãng tin Sputnik rằng chính phủ Qatar không hề liên lạc với các nhà ngoại giao Nga về việc liên quan tới cáo buộc tin tặc Nga đứng sau vụ này.

Khủng hoảng ngoại giao ở Trung Đông đã kéo dài tới ngày thứ 5 song vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Bên cạnh các nỗ lực kiềm chế khủng hoảng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kuwait, Nga cũng đã đưa ra cách tiếp cận cân bằng trước vụ lùm xùm này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng cuộc khủng hoảng là vấn đề riêng trong quan hệ song phương giữa các quốc gia có liên quan, song cũng thêm rằng Moscow quan tâm tới việc duy trì mối quan hệ bình thường với mọi quốc gia ở Trung Đông.

Theo ông Lavrov, giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại là điều quan trọng. Moscow đã và đang thảo luận khủng hoảng với cả Doha lẫn các đồng minh của Nga trong khu vực. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Qatar Tamim. Sau cuộc điện đàm, Moscow tái khẳng định rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng nên được giải quyết thông qua đàm phán. Ông Putin cũng thảo luận khủng hoảng với Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Theo các chuyên gia, Nga không thể và không nên nắm vai trò là người hòa giải duy nhất trong cuộc khủng hoảng này mà nên tham gia một phần các nỗ lực chung. Elena Suponina, một nhà phân tích thuộc Viện nghiên cứu chiến lược của Nga, chỉ ra rằng Moscow nên duy trì mối quan hệ hòa hảo với tất cả các bên liên quan tới vụ lùm xùm này.

“Tốt nhất là không nên đứng về phía nào . Nga nên tận dụng mối liên lạc của mình ở Trung Đông để hòa giải các bên” – ông nhấn mạnh.

Các phương tiện thiết giáp được phô diễn trong một lễ duyệt binh ở Qatar năm 2012. Ảnh: AFP

Trong khi đó, một chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Học viện Khoa học Nga, ông Boris Dolgov đánh giá khủng hoảng ở vùng Vịnh dẫn đến việc xác lập mối quan hệ hữu nghị giữa Moscow và Doha là điều không nên và có thể gây rắc rối cho Nga.

Ông Dolgov chỉ ra: “Có những cáo buộc nghiêm trọng chống lại Qatar về việc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Điều này rất quan trọng. Với tình hình này, Nga không cần phải xích lại gần Qatar”.

Vị chuyên gia cũng lưu ý về thực tế rằng đối tác của Nga là Ai Cập cũng là bên tham gia phong tỏa ngoại giao Qatar. “Ngày nay, mối quan hệ giữa Moscow và Cairo đang phát triển theo hướng tích cực. Hơn nữa, ở một mức độ nhất định, các cáo buộc của Ai Cập nhằm vào Qatar là hợp lý” – ông Dolgov nói. Cũng theo ông, chẳng có lý do gì để Nga xích gần Qatar.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.