Bị kết án oan từ thái độ tắc trách của điều tra viên

- Kết quả xét nghiệm ADN chỉ góp phần giải oan cho 1/5 trường hợp. Ngược lại, trong 38% trường hợp, các phạm nhân lại được giải oan nhờ công sức của cảnh sát và tòa án.

- Trong 17% trường hợp, hình phạt nặng đã được tuyên sau khi bị cáo thú tội, tuy nhiên đó là lời thú tội sai. GS Samuel Gross, tác giả chính của báo cáo, nhận định: “Họ nhận tội vì sợ sẽ bị kết án nặng hơn và có thể bị xử tử” (tại Mỹ, 95% bản án được tuyên do khai nhận tội).

- Lời khai nhầm lẫn của nhân chứng là nguyên nhân dẫn đến kết án oan trong 38% trường hợp. Tử tù Reginald Griffin ở bang Missouri đã được tuyên vô tội trong năm 2013 sau 25 năm giam giữ, nâng số tử tù được giải oan lên 143 người. Ông bị bắt giữ và bị kết án dựa theo lời khai nhân chứng không đúng sự thật tương tự 56% phạm nhân bị kết án oan trong năm 2013. Trong 46% trường hợp, nguyên nhân kết án oan chính là thái độ tắc trách của các điều tra viên.

Báo cáo kể trên là công trình nghiên cứu của Trường Luật Đại học Michigan và Trung tâm nghiên cứu sai lầm tư pháp của Đại học Northwestern ở Chicago. Trong 25 năm qua, đã có gần 1.300 phạm nhân bị kết án oan được tuyên vô tội. GS Samuel Gross ghi nhận: “Những trường hợp chúng tôi biết chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong các sai lầm mà thông thường sẽ không bao giờ được phát hiện”.

D.THẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm