Cá mập: Kẻ săn mồi sắp hết thời?

Đó là nhận định của một nhóm nghiên cứu sinh vật biển tại Trường ĐH Adelaide, Úc. 
Báo cáo của Viện Môi trường thuộc ĐH Adelaide cho biết hiện tượng nước biển ấm lên và acid hóa đại dương sẽ phá hủy dần những đặc tính dùng để săn mồi của cá mập.
Kết luận được rút ra sau bảy tháng quan sát các con cá mập được nuôi trong bể lớn có điều kiện khí hậu thay đổi. Theo đó, những con cá này đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và thậm chí không thèm tìm thức ăn trong nhiều trường hợp.

“Chúng tôi đã kiểm nghiệm được rằng sau một thời gian dài tiếp xúc với môi trường mới, những con cá này bị thu nhỏ đi vì chúng không tìm được đủ lượng thức ăn cung cấp cho nhu cầu năng lượng cần đáp ứng".

Cá mập: Kẻ săn mồi sắp hết thời? ảnh 1
 Cá mập vẫn sẽ giữ được vị trí trong chuỗi thức ăn?

Theo ông, điều kiện khí hậu thay đổi cũng khiến các giác quan dùng để săn mồi của cá mập kém nhạy cảm hơn: “Trong môi trường nước ấm, cá mập dễ đói hơn. Nhưng với lượng CO2 lớn, chúng không thể tìm được thức ăn.” Tuy vậy, ông cho rằng cá mập vẫn sẽ giữ được vị trí trong chuỗi thức ăn do các loài khác cũng sẽ bị thu nhỏ đi.
“Hiện tượng acid hóa đại dương sẽ khiến thính giác, thị giác và khứu giác của nhiều loài bị tê liệt, không chỉ có các loài cá, mà còn có các loài cua, ốc sên và nhiều loài khác”.
Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến số lượng các vụ cá mập tấn công giảm hẳn đi do con người không phải con mồi trong tự nhiên của chúng.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu về vai trò của khứu giác cá mập trong các vụ tấn công con người: “Chúng ta không biết nhiều về cách cá mập tấn công con người, có thể chỉ là do vô tình, cũng có thể do chúng thấy được họ hoặc ngửi được họ ở khoảng cách xa”.
Báo cáo cho biết ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và hiện tượng acid hóa đại dương sẽ đẩy mạnh tiến trình tuyệt chủng của các loài cá mập, trong khi 1/3 các loài này đang bị đe dọa do săn bắt quá mức.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm