Dạy làm người tử tế, cô giáo đoạt giải 1 triệu USD

Giải thưởng Giáo viên toàn cầu năm nay thuộc về cô giáo Maggie MacDonnell (Canada) với những nỗ lực khuyến khích học sinh hy vọng và hành động tử tế tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Quebec.

Cô MacDonnell đã vượt qua hàng ngàn ứng viên khắp thế giới, trở thành chủ nhân một trong những giải thưởng danh giá nhất dành cho hoạt động dạy học của giáo viên.

Cô giáo MacDonnell có thâm niên dạy cấp phổ thông cơ sở và trung học ở ngôi làng Salluit hẻo lánh, giá rét ở cực bắc tỉnh Quebec, vốn bên ngoài chỉ có thể tiếp cận bằng đường máy bay, dân số chỉ hơn 1.300 người bản địa thiểu số Inuit.

Trong quá trình đứng lớp, cô MacDonnell đã có nhiều sáng kiến giúp học sinh mau tiến bộ hơn, như cho các học sinh kèm cặp lẫn nhau. Bên cạnh đó cô còn tạo ra nhiều chương trình cho cả học sinh nam và nữ, kêu gọi quỹ hỗ trợ bữa ăn cho học sinh, khuyến khích học sinh hành động tử tế như mở một bếp ăn cộng đồng, huấn luyện ngăn chặn tự tử cho các em.

Cô MacDonnell cho biết: Trong sáu năm dạy tại làng cô đã biết đến 10 trường hợp tự tử. Cá biệt trong năm 2015 có đến sáu nạn nhân là nam giới tuổi 18-25. “Khi tôi nhìn những thiếu niên Canada, ký ức đó lại ùa về, bạn học cùng đào huyệt mộ cho bạn học. Tôi đã không biết điều này cho đến khi tôi tới làng Salluit và biết đó là một thực tế của người Cadana”.

Cô giáo Maggie MacDonnell nhận giải từ Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum ngày 19-3. Ảnh: AP

Cô giáo Maggie MacDonnell nhận giải từ Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum ngày 19-3. Ảnh: AP

Một trong những hoạt động của cô MacDonnell là đã mở một trung tâm rèn luyện thể dục thể thao cho thiếu niên và người trưởng thành. Đây là hoạt động rất có ích khi làng Salluit có tỉ lệ nghiện ma túy và nghiện rượu rất cao, một phần vì khí hậu khắc nghiệt và cả vì sự cô lập của ngôi làng.

Ngoài ra, một trong những lý do khiến cô MacDonnell được chọn là chủ nhân giải thưởng là quyết định tiếp tục ở lại dạy ở làng Salluit chứ không như nhiều giáo viên khác lần lượt chọn rời đi sau một thời gian gắn bó.

Lễ trao giải diễn ra ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Giải thưởng trị giá 1 triệu USD, được chính Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum trực tiếp trao tặng. Tốp 10 giáo viên cùng vào vòng chung kết và bay đến Dubai dự lễ trao giải với cô MacDonnell là các giáo viên từ các nước Pakistan, Anh, Jamaica, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Kenya, Úc, Brazil.

Trao đổi với AP sau khi được tin mình thắng giải, cô MacDonnel cho biết có kế hoạch dùng tiền thưởng để tiếp tục giúp đỡ cộng đồng ở làng Salluit, có thể thông qua chương trình nối kết giới trẻ với văn hóa truyền thống. Cô hy vọng tin mình được giải sẽ giúp thế giới quan tâm hơn đến các cộng đồng dân thiểu số ở Canada.

Giải thưởng được thành lập ba năm trước nhằm ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của giáo viên trong và ngoài lớp học có tác động tích cực đến học sinh và cộng đồng. Tiền giải thưởng được Quỹ Varkey do doanh nhân Ấn Độ Sunny Varkey tài trợ. Ông Varkey là chủ nhân công ty giáo dục GEMS Education có hơn 250 trường khắp thế giới.

Trong ngày 19-3, 15 nước (Chile, Iraq, Nhật, Pakistan, Bồ Đào Nha, Somalia Ukraine, Yemen…) thông báo sẽ lập giải thưởng giáo viên quốc gia với sự hỗ trợ của Quỹ Varkey.

Năm ngoái, giải thuộc về cô giáo Palestine Hanan al-Hroub với nỗ lực khuyến khích học sinh từ bỏ bạo lực, giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại. Giải thưởng năm đầu tiên thuộc về cô giáo Nancie Atwell người Mỹ với các sáng kiến không ngừng nghỉ trong quá trình dạy tiếng Anh.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.