Lát vỉa hè bằng bê tông vỏ sò

Trường kỹ sư xây dựng ESITC tại TP Caen thuộc vùng Normandie, Tây Bắc nước Pháp đã chế tạo thành công và đang thử nghiệm một loại bê tông thân thiện với môi trường nhằm ứng phó với tình trạng ngập nước trên đường phố sau mưa. Với loại vật liệu này, lòng đường và vỉa hè sẽ trở thành một chiếc rá lọc nước thực thụ cho TP.

Trong thành phần, ngoài các cốt liệu truyền thống, bê tông sinh thái mang tên “VECOP” được pha trộn thêm một số lượng nhất định vỏ của một loài sò điệp được nghiền nát để tăng tính hút nước cho bề mặt, khiến nước mưa sẽ thẩm thấu rất nhanh xuống các tầng nước ngầm.

Kỹ sư về vật liệu xây dựng Hector Cuadrado giải thích: “Vỏ sò sau khi đập vỡ và nghiền nát sẽ có hình dạng phẳng, dẹt và cấu trúc hình học không đồng nhất nên sau khi được trộn thêm vào thành phần bê tông sẽ tạo ra cho vật liệu thành phẩm một trạng thái xốp tối đa, có nhiều lỗ nhỏ li ti, nước sẽ dễ dàng thấm qua được”.

Khi được đưa ra thử nghiệm, bê tông vỏ sò có thể hút nhanh 120 lít nước/phút/m2, tức 2 lít nước/giây/m2 diện tích. Và theo giám đốc nghiên cứu của Trường ESITC, ông Mohammed Boutuil: “Chúng tôi có thể sản xuất một chủng loại tối ưu có khả năng thẩm thấu đến 500 lít nước/phút/m2 với giá thành là 25-30 euro/m2”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm