Người Việt sắp chiêm ngưỡng nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nguyệt thực sẽ diễn ra vào ngày 27-7 tháng này và kéo dài 1 giờ 43 phút, đây được xem là nguyệt thực dài nhất trong thế kỷ 21.

Nhà địa lý hành tinh Noah Petro tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland nhận định đây là một lần nguyệt thực tuyệt vời, đặc biệt bởi thời gian dài nhất thế kỷ.

Hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Ảnh: NASA

Nguyệt thực sẽ kéo dài hơn năm tiếng, từ 2 giờ 30 sáng 28-7 và kết thúc vào 4 giờ 13 phút sáng (giờ Việt Nam).

Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng, Trái đất và mặt trời thẳng hàng và mặt trăng trượt qua bóng của Trái đất. Lúc này, mặt trăng hoàn toàn chìm trong bóng của Trái đất - pha toàn phần. Trái đất lúc này sẽ ở điểm xa nhất với mặt trời, trong khi mặt trăng ở điểm xa nhất trong quỹ đạo. Mặt trăng lúc này sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng của mặt trời, tạo nên cảnh tượng kỳ thú.

Hiện tượng độc đáo này sẽ không quan sát được từ Bắc Mỹ nhưng những người quan sát ở các khu vực Nam Mỹ, Đông Phi, Trung Đông và Trung Á, Đông Á và khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Không giống như nhật thực, người xem nguyệt thực không cần đeo kính bảo vệ. Nói cách khác, nguyệt thực có thể được quan sát an toàn bằng mắt thường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm