Nhật đúc tiền xu tưởng niệm sóng thần

Nhật đúc tiền xu tưởng niệm sóng thần ảnh 1

Hiện ở Nhật Bản, đồng xu có mệnh giá lớn nhất là 500 yên. Ảnh: Japanitup

Hai đồng xu mới đúc này có mệnh giá 1.000 và 10.000 yên. Trên mặt của hai đồng xu có hình nổi của cây thông duy nhất còn sống sót sau cơn sóng thần 11/3/2011 tại vùng Rikuzentakata, tỉnh Iwate và những chú chim bồ câu. Cây thông được người dân Nhật Bản xem là “cây thần” và hiện là biểu tượng cho công cuộc tái thiết đất nước.

Một mặt của đồng xu được khắc dòng chữ ‘Gambaro Nippon” (Nhật Bản! Hãy tiến lên). Mặt còn lại của đồng xu bạc 1.000 yên là hình ảnh một chiếc tàu đánh cá lớn và một bông lúa, trong khi mặt kia của đồng xu vàng 10.000 yên là bản đồ những đặc khu kinh tế do chính phủ vạch ra ở vùng xảy ra thảm họa và hình ảnh chim bồ câu.

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố đúc tiền hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Nhật Jun Azumi nói: “Tôi hy vọng việc phát hành hai loại đồng xu kỷ niệm này sẽ góp phần tăng tốc độ tái thiết và phục hồi nền kinh tế Nhật Bản sau thảm họa”.

Bộ trưởng cho biết loại đồng xu mới sẽ được trao cho những cá nhân và tổ chức mua “trái phiếu tái thiết” của nhà nước. Một số đồng sẽ được bán ra ngoài công chúng. Chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành hai loại tiền xu mới này 4 lần.

Tờ Mainichi cho hay, người nào mua công trái trị giá 10 triệu yên (130 nghìn USD) tính đến tháng 4/2015 sẽ được tặng một đồng xu vàng, 1 triệu yên được tặng đồng xu bạc.

Công trái tái thiết sẽ được bán tại các tổ chức tài chính trên khắp nước Nhật kể từ ngày 5 đến 30/3 tới. Thời hạn của công trái bắt đầu từ tháng 4 và dài 10 năm. Trong ba năm đầu, lãi suất trái phiếu là 0,05%. Từ năm thứ tư, lãi suất này sẽ được thả nổi và thay đổi 6 tháng một lần.

Theo Phan Tâm (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.