Nước trên trái đất không đến từ sao chổi

Sao chổi 67P/Churiumov-Gerasimenko do tàu Rosetta chụp cách 42km.

Kết quả phân tích hóa học nước trên trái đất là do sao chổi 67P/Churiumov- Gerasimenko mang đến là dường như không đúng. Lượng nước trên sao chổi 67P có hợp chất deuterium (một nguyên tố thuộc dạng gốc hydrogen) cao gấp ba lần nước trên trái đất có cấu tạo hóa học hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Trong khi đó các dạng chất lỏng giống như nước trên chổi 67P có hàm lượng deuterium rất cao và hydrogen ở dạng hydrogen nặng.

Giáo sư Kathrin Altwegg của đại học Bern (Thụy Sĩ) cho biết việc nghiên cứu tìm ra thành phần cấu tạo trên sao chổi 67P cũng như nước trên hành tinh xanh chúng ta là dường như cùng một cơ chế. Cả nước và carbon đều cần thiết cho sự sống, việc nếu có những vấn đề như nước trên quả đất là do sao chổi hay tiểu hành tinh hoặc sự va chạm nào đó giữa quả đất và hành tinh nhỏ thì nó chỉ có thể như bạn ném một cục đá đông lên mặt đất rồi nó sẽ tan đi mà thôi.

Những dạng chất lỏng có chứa nhiều deutirium và tạo nên hợp chất lỏng asteroid có thể là khởi thủy của thành phần sinh ra nước ngày hôm nay nhưng nó chỉ sống cách đây 4,6 tỷ năm về trước. Phần đuôi của sao chổi 67P nằm ở vùng vành đai vùng Kuiper so với hệ mặt trời. Nó cách xa Diêm vương tinh 30 đến 40 lần so với khoảng cách từ trái đất đến mặt trời. Ba năm về trước các phân tích khoa học về nước ở khu vực Kuiper cho thấy rằng, thành phần hóa học của chất lỏng ở khu vực này khác xa với cấu tạo hóa học thành phần nước trên quả đất chúng ta. Trong khi đó những nguyên tố thuộc deutirium chưa từng và chưa hề tồn tại trên hành tinh xanh của chúng ta.

Trước khi có giả thiết nước trên địa cầu chúng ta là do sao chổi mang đến, từng tồn tại một giả thiết về một khu vực “nguồn hơi khí” ngoài hệ mặt trời có tên Oort Cloud đã mang đến nước cho quả đất chúng ta.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm