Sau lễ độc thân Trung Quốc là cả biển... rác thải

Ngày hội mua sắm - ngày hội thùng carton

Sau khi các trang bán hàng trực tuyến tung đợt khuyến mãi lớn nhất năm, những tín đồ mua sắm cuồng tín đã thẳng tay mua sắm với tổng số tiền hơn 38 tỉ USD chỉ trong một ngày 11-11 duy nhất. Số lượng hàng hóa siêu khủng được đặt mua trực tuyến kéo theo 331 triệu thùng giấy carton để gửi hàng. 

Ngày hội mua sắm lớn nhất năm kéo theo lượng rác thải khổng lồ từ thùng carton. Ảnh: Bloomberg

Mặc dù các ông lớn thương mại điện tử như Alibaba and JD.com đang hả hê với số lợi nhuận khổng lồ thì các nhà môi trường lại đang giận dữ với số núi rác đến từ 160.000 tấn hộp giấy thải, băng dính sau ngày hội mua sắm.

"Kỷ lục mua sắm đồng nghĩa với kỷ lục về rác thải" - bà Nie Li, nhà hoạt động nghiên cứu chất độc tại Greenpeace (một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu trên thế giới), cho biết.

Theo thống kê, Ngày hội giảm giá độc thân đã cán mốc 254 tỉ nhân dân tệ (tương đương 38,25 tỉ USD), với 1,38 tỉ đơn hàng. 1/4 trong số đó là thiết bị điện máy và điện thoại di động.

Cục Bưu điện Trung Quốc (SPB) cho biết các công ty bưu chính và chuyển phát nhanh đang phải giải quyết ít nhất 331 triệu gói hàng, tăng 31,5% so với năm ngoái.

Các nhà môi trường đang giận dữ với số lượng rác thải khổng lồ kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ảnh: Reuters

Greenpeace mô tả chương trình khuyến mãi năm nay như là một "thảm hoạ môi trường". Nó không chỉ tạo ra sự lãng phí mà còn dẫn tới sự gia tăng lượng khí thải carbon từ việc sản xuất, đóng gói và vận chuyển. Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, ước tính rằng tổng số đơn đặt hàng của năm 2016 đã sản xuất 52.400 tấn CO2 độc hại ra không khí.

Gấp rút tìm giải pháp

Các công ty thương mại điện tử đã đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề bằng việc thay thế hộp carton bằng nhựa tái chế, túi phân hủy sinh học, hoặc các loại hộp không cần đến băng dính... nhưng theo bà Nie Li, mọi nỗ lực vẫn chưa thực sự đủ.

Về phía các nhà bán lẻ, phát ngôn viên của JD.com cho biết họ đang "liên tục cải tiến để giảm bớt chất thải và ô nhiễm". Mục tiêu trước mắt của công ty là đến năm 2010, JD.com sẽ tăng cường sử dụng các loại bao bì phân hủy sinh học lên đến 80%.

Alibaba thì cho biết họ đang đưa ra các sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. "Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan nhằm bảo vệ môi trường và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành" - Alibaba trả lời trong một thư phản hồi.

Số liệu chính thức cho thấy các công ty chuyển phát nhanh của Trung Quốc đã đưa ra khoảng 20 tỉ đơn đặt hàng vào năm 2015, sử dụng 8,27 tỉ túi nhựa, 9,92 tỉ bao bì và số băng dính đủ để quấn vòng quanh Trái đất 400 lần. Theo dự báo của SPB, tổng lượng hàng xuất khẩu tiếp tục tăng với số lượng gói thầu dự kiến sẽ đạt 50 tỉ vào năm nay, tăng hơn 30 tỉ so với cùng kỳ năm 2016.

SPB cũng đã ban hành các hướng dẫn mới để đối phó với vấn đề này vào năm ngoái, thúc giục các công ty phân phối phải loại bỏ các sản phẩm bao bì kém chất lượng vào cuối năm 2020 và thiết lập một hệ thống tái chế thích hợp.

Các đại biểu từ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) trong một cuộc họp Quốc hội cũng đã đưa vấn đề này ra phiên chất vấn. Họ cho rằng các công ty chuyển phát phải bị trừng phạt vì đã vi phạm các quy tắc, cũng như không chịu sử dụng các vật liệu tái chế (do chi phí đắt đỏ hơn nhiều so với giấy carton thông thường). Các đại biểu cũng kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước trong chính sách thuế, tài chính nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Ô nhiễm môi trường đáng báo động
Tuy nhiên, rác thải từ mua sắm trực tuyến không phải là vấn đề duy nhất của môi trường Trung Quốc. Đất nước này còn phải hứng chịu số lượng lớn rác thải công nghiệp, nông thôn và rác gia đình chưa được xử lý.

Theo thống kê, các thành phố lớn ở Trung Quốc sản xuất khoảng 2 tỉ tấn chất thải rắn mỗi năm khiến những thành phố này luôn được "bao bọc" bởi rác thải mà người ta vẫn thường gọi nôm na là "đường vành đai thứ 7". Trung Quốc cũng đã phải vật lộn để tài trợ cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm xử lý khối lượng lớn hàng hóa trắng tiêu hủy, thiết bị điện tử tiêu dùng và pin.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.