Số lượng siêu máy tính tăng gấp ba tại Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc sở hữu 109 hệ thống siêu tính toán trong danh sách Top 500 những siêu máy tính mạnh nhất, tức 196% số siêu máy tính cách đây sáu tháng là 37 hệ thống. Chiếc siêu máy tính mạnh nhất hiện tại là của Trung Quốc, hệ thống Thiên hà khu - 2 (Tianhe-2), hiện vẫn giữ vị trí đầu bảng lần thứ sáu liên tiếp.

Ngược lại, số siêu máy tính tại Mỹ đang sụt giảm. Mỹ hiện đang sở hữu 200 siêu máy tính, là nước đơn lẻ sở hữu nhiều siêu máy tính nhất, tuy nhiên đây là con số thấp nhất từ trước tới nay đối với Mỹ kể từ khi bản danh sách này được thảo 20 năm về trước.

Thiên hà khu - 2 được chế tạo bởi ĐH Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc và được xem như một siêu máy tính chủ chốt ở khu vực TP Quảng Châu. Nó có khả năng thực hiện 33,86 ngàn triệu triệu phép tính trong một giây, gần như gấp đôi máy tính mạnh nhì thế giới, máy tính Titan của Bộ Năng lượng Mỹ.

Các siêu máy tính được dùng trong các tính toán hoặc giả lập phức tạp phục vụ cho các nghiên cứu khoa học áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp. (Nguồn: Thinkstock) 

Các siêu máy tính được sử dụng trong các tác vụ giả lập phức tạp hay thực hiện những khối lượng tính toán khổng lồ phục vụ cho nghiên cứu khoa học để ứng dụng rộng rãi như dự báo thời tiết, nghiên cứu dược phẩm và phân tách ADN.

Ông Rajnish Arora, Phó Chủ tịch mảng công nghệ thông tin doanh nghiệp tại hãng nghiên cứu thị trường IDC châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng việc trỗi dậy này của Trung Quốc không có nghĩa là Mỹ không đầu tư đủ mà chỉ có ý nghĩa rằng Trung Quốc đang đầu tư cho kinh tế và các doanh nghiệp của nước này.

Chính phủ và các công ty Trung Quốc hiện nay không muốn phải sản xuất các thiết bị không do chính họ thiết kế nữa, ông Arora cho hay. Các công ty Trung Quốc hiện cũng đang dẫn đầu trong việc chế tạo các siêu máy tính, cũng theo danh sách Top 500. Công ty Sugon của Trung Quốc đã vượt mặt IBM với 49 hệ thống trong khi IBM chỉ xếp thứ tư với 45 hệ thống. Vị trí đứng đầu thuộc về gã khổng lồ Mỹ Hewlett-Packard với 156 hệ thống siêu máy tính.

Theo giáo sư nghiên cứu về dữ liệu Andreas Wicenec tại ĐH Tây Úc, "đây là một tác động đột phá, khi người Trung Quốc phá vỡ thế thượng phong của người Mỹ trong hàng thập niên vừa qua", tuy nhiên, ông không nói trước được điều gì trong hiện tại. Nhưng nếu Trung Quốc chia sẻ hệ thống để nghiên cứu quốc tế thì nhiều khả năng những nghiên cứu quốc tế này sẽ nhanh đơm hoa kết trái hơn, ông nói thêm.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.