S.O.S: Con người đang tàn phá biển khủng khiếp

Rác nhựa đó bao gồm các bao bì, dụng cụ đựng đồ khi đi chợ, siêu thị, chai lọ, ly tách, túi, giỏ, thậm chí các dụng cụ y tế dùng một lần. Các loại nhựa độc hại khác như vỏ máy tính, đĩa CD, dụng cụ toalet… nên ô nhiễm cực kỳ trầm trọng cho môi trường nước của các đại dương. Nó đã hủy hoại nhiều loại thủy ngư và cá quý trong các lòng đại dương. Nhiều loại cá chịu ảnh hưởng bi kịch là biến đổi gen do sống cùng với những loại rác nhựa độc hại.

S.O.S: Con người đang tàn phá biển khủng khiếp ảnh 1 

Rác nhựa bị sóng đánh dạt vào bờ gây nên việc ô nhiễm.

Trong vòng sáu năm qua có 24 con tàu của các tổ chức chuyên nghiên cứu về môi trường biển đo đạc và thống kê có 5,25 ngàn tỷ mẫu rác nhựa được con người ném vô tội vạ xuống biển. Đồ nhựa thải gây nên những ô nhiễm trầm trọng cho môi trường biển. Tiến sĩ Markus Eriksen người đứng đầu công tác nghiên cứu của tạp chí khoa học PLOS nói: “Nhìn những thứ ấy dưới lòng đại dương thì bạn nghĩ ngay đó là một đến các sản phẩm của Walmart. Nhưng độc hại lớn nhất mà rác nhựa mang lại chính là những sản phẩm máy tính lỗi thời bị con người vứt đi khiến môi trường nước biển bị tàn phá kinh khủng. Rác nhựa đủ loại đã giết chết các sinh vật biển và nhiều loại cá. 

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều lọai rác nhựa độc hại ở biển từ các dòng sông đẩy ra, tức là nó đã gây ra vô vàn ô nhiễm cho môi trường sông trước khi ra các đại dương. Điều đáng nói là các rác nhựa rất dễ bị sóng và dòng nước cuốn trôi nên diện rộng gây ô nhiễm của rác nhựa là cựu kỳ lớn. Những quốc gia nằm các vùng ven biển là những nơi có mật độ rác nhựa ở biển cao nhất. Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển thì khu vực vành đai Bắc và Nam Thái Bình Dương có mật độ ô nhiễm rác nhựa dưới biển cao nhất hành tinh. Kế đó đến khu vực Bắc và Nam Đại Tây dương và Ấn Độ dương.

Trước tình hình như vậy, các tổ chức lớn trên thế giới về bảo vệ biển yêu cầu các nhà sản xuất đồ nhựa hãy tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và nên có những chỉ dẫn tích cực trên bao bì cho người sử dụng cách xử lý khi không dùng nữa.

Với đà hủy hoại biển bằng rác nhựa kiểu này thì chính con người đã tự đeo “chiếc thòng lọng” vào chính cổ con cháu mình. Trong tương lai không xa loài người sẽ phải trả giá cho chính việc tàn phá, hủy hoại môi trường biển như hiện nay.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.