Thiên thạch bằng 40 sân bóng sẽ sượt ngang Trái đất

Thiên thạch này mang tên Florence, được đặt tên theo nhà tiên phong về lĩnh vực điều dưỡng người Anh thế kỷ 19 Florence Nightingale. Theo ước đoán của NASA, thiên thạch này còn cách Trái đất khoảng 7 triệu km. Tuy nhiên, nếu không có điều gì làm thay đổi lộ trình bay, thiên thạch này sẽ không đe dọa gì Trái đất và NASA sẽ không cần phải khởi động hệ thống phòng vệ hành tinh.

Trái đất thường được những "người hàng xóm" khổng lồ ghé thăm, tuy nhiên chưa có thiên thạch nào đáng nguy hại.

Theo hãng tin RT, đây là một trong những thiên thạch lớn nhất từng bay sượt ngang Trái đất. Vào năm 1890, thiên thạch này cũng từng “ghé thăm” Trái đất một lần.

Paul Chodas, đại diện phòng thí nghiệm động cơ đẩy phản lực của NASA, cho biết: “Chúng tôi đã từng phát hiện nhiều thiên thạch bay gần Trái đất hơn Florence (dự kiến sẽ đến vào ngày 1-9), tuy nhiên tất cả đều nhỏ hơn thiên thạch này. Florence là thiên thạch lớn nhất từng bay ngang qua hành tinh chính ta với khoảng cách gần đến thế này kể từ khi NASA khởi động chương trình phát hiện và theo dõi các thiên thạch gần Trái đất”.

Lộ trình bay của thiên thạch Florence.

Theo NASA, thiên thạch Florence có chiều dài gần 4,4 km, tương đương 40 sân bóng đá. Khi bay ngang qua Trái đất vào ngày 1-9 này, Trung tâm Thái dương hệ Goldstone của NASA tại California sẽ chụp ảnh vô tuyến nghiên cứu thiên thạch.

Cơ quan vũ trụ NASA hy vọng các ảnh chụp vô tuyến sẽ giúp các nhà khoa học xác định được kích thước chính xác của thiên thạch Florence cũng như các hình dạng bề mặt của “người khách” này. Phía NASA nhấn mạnh thiên thạch sẽ không đe dọa đến các công trình và mạng sống trên Trái đất, trừ khi có sự thay đổi cực lớn về lộ trình bay. Tuy nhiên, khả năng thay đổi là cực thấp.

Mô phỏng hệ thống DART hoạt động để bảo vệ Trái đất.

Dù cho lộ trình của Florence có thay đổi, nhân loại cũng không cần phải hoảng loạn vì hiện NASA đã phát triển hệ thống phòng thủ hành tinh mang tên: Thử nghiệm chuyển hướng thiên thạch kép (DART - Phi tiêu). Hiện NASA cùng Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đang thiết kế thiết bị này sẵn sàng thay đổi lộ trình bay của các thiên thể nào đe dọa va vào Trái đất.

Hiện DART vẫn nằm trong diện thử nghiệm, được lên lịch phóng thử vào năm 2022 với mục tiêu nhắm bắn là một trong hai thiên thạch “song sinh” Didymos.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.