Phát hiện sinh vật mới:

Tìm thấy cá biết đi, khỉ hắt hơi tại ‘nóc nhà thế giới’

Quá trình nghiên cứu từ năm 2009 đến 2014 của các nhà khoa học khắp Bhutan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal và phía Bắc Myanmar cũng như phía Nam Tây Tạng, đã tổng kết được 211 loài sinh vật mới, bao gồm 133 loài thực vật, 26 loài cá, 10 loài lưỡng cư, 39 loài nhuyễn thể, một giống bò sát, một giống chim và một loài động vật có vú.

Trong số đó, đáng lưu ý có thể kể đến loài cá màu xanh dương, tạm gọi là “cá quả biết đi”, có thể thở bằng không khí và sống sót trên đất liền bốn ngày và có thể trượt đến 400 m trên nền đất ẩm.

 Loài rắn độc Pit Viper màu cam, đỏ cũng nằm trong số những loài động vật mới được khám phá. (Nguồn: AFP)

Đồng thời, vào năm 2010, tại khu vực rừng rậm phía bắc Myanmar, các nhà khoa học đã tìm thấy giống khỉ có màu đen trắng, có cấu trúc mũi hếch khiến chúng dễ bị hắt hơi khi trời mưa. 

Giám đốc về loài và cảnh quan của WWF tại Ấn Độ, Dipankar Ghose đã miêu tả khu vực nghiên cứu là “một ngôi nhà kho báu độc đáo” chưa được khám phá.

Tuy vậy, báo cáo của WWF cũng cảnh báo những mối nguy hiểm đối với vùng sinh thái này như gia tăng dân số, nạn phá rừng, khai thác mỏ,… Theo đó, chỉ còn 25% của môi trường sống này còn nguyên vẹn và hàng trăm loài đang bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu.

Loài cá quả biết đi có khả năng thở trên cạn và trượt hơn 400 m trên đất ẩm. Nguồn: AFP 

Sami Tornikoski, lãnh đạo của Sáng kiến Living Himalayas của WWF phát biểu: “Thách thức ở đây chính là việc bảo tồn hệ thống sinh thái đang bị đe dọa trước khi các loài sinh vật này và những loài khác chưa được biết đến, bị tuyệt chủng.”

Để vượt qua những thách thức đó, những người đứng đầu dự án này, như Ghose đã mạnh mẽ kêu gọi sự phát triển bền vững, sự chung tay của cộng đồng và của các chính phủ để cân bằng giữa phát triển và bảo tồn. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm