Vì sao cửa sổ máy bay thường có một lỗ nhỏ?

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nói với Tech Insider rằng lỗ nhỏ được sử dụng để điều chỉnh áp suất không khí. Khi máy bay ở trên cao, áp suất không khí bên ngoài tụt giảm so với áp suất không khí được điều tiết bên trong buồng lái, nhờ vào tính năng hạ áp suất của lỗ nhỏ.

Sự khác biệt về áp suất không khí gây áp lực lên ba tấm kính. Một khoảng cách không khí nhỏ nằm ở tấm kính trung tâm và ngoài cùng.

Lỗ nhỏ “thoát khí” còn xả hơi nước để ngăn chặn các cửa sổ trên máy bay bị phủ sương. Ảnh: Dion Gillard / Flickr

Lỗ nhỏ được đặt ở tấm kính giữa, được gọi là lỗ “xả hơi” hoặc “thoát khí” giúp cân bằng áp suất giữa buồng lái và khoảng cách không khí. Điều này đảm bảo tấm kính bên ngoài chịu được áp lực, trong khi tấm kính giữa hoạt động như một hệ thống an toàn dự phòng nếu tấm kính bên ngoài bị hỏng.

Không chỉ vậy, lỗ nhỏ còn có chức năng giải phóng độ ẩm để ngăn chặn các cửa sổ bị phủ sương.

Một câu hỏi phổ biến về các cửa sổ máy bay khác là “Tại sao chúng có hình tròn?”. Trong thực tế, chúng từng có hình vuông nhưng trong một sự kiện xảy ra vào năm 1953, hai chiếc máy bay có cửa sổ vuông đã bị vỡ trong không khí, làm chết tổng cộng 56 người.

Bốn góc của cửa sổ vuông hoạt động như những điểm yếu, làm tăng khả năng bị vỡ dưới áp lực của không khí. Bằng cách uốn cong các cửa sổ, áp lực được phân phối và giảm thiểu khả năng phá vỡ cửa sổ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm