Ấn Độ và chính sách ở Ấn Độ Dương

Bài viết ghi nhận Ấn Độ Dương với tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới cộng với nguồn dầu mỏ và tài nguyên dồi dào đã được Trung Quốc lẫn Nhật chú ý. Song song theo đó, thái độ hung hăng trên biển Đông và kế hoạch con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc đã làm nhiều nước trong khu vực, thậm chí cả Úc và Nhật lo lắng.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thực hiện chuyến thăm kéo dài năm ngày tới ba nước Seychelles, Mauritius và Sri Lanka ở Ấn Độ Dương.

Seychelles từ lâu đã là đồng minh của Ấn Độ. Lần gần nhất Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đến thăm là năm 1981. Trong chuyến thăm, Ấn Độ đã ký kết bốn thỏa thuận với Seychelles. Thỏa thuận nhằm phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo Assumption mang ý nghĩa quan trọng hơn khi cung cấp cơ hội để Ấn Độ đặt các cơ sở chiến lược ở Ấn Độ Dương.

Mauritius là đối tác tốt của Ấn Độ trong nhiều thập niên và là một trong những đối tác có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất ở Ấn Độ. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi, hai bên đã ký kết năm hiệp định song phương. Có ý nghĩa lớn hơn hết là Ấn Độ hỗ trợ phát triển quần đảo Agalega. Bộ Ngoại giao Ấn Độ thông báo các cơ sở này sẽ tăng cường khả năng phòng vệ của quân đội Mauritius.

Sri Lanka là đối tác tiềm năng của Ấn Độ nhưng có rất nhiều thách thức cần vượt qua. Điển hình là các vấn đề tại bang Tamil Nadu vốn là địa bàn phát sinh bạo động và hố sâu ngăn cách quan hệ giữa hai nước suốt hai thập niên. Quan hệ càng trở nên tệ hơn khi Sri Lanka trở nên gần gũi với Trung Quốc. Lần cuối cùng một thủ tướng Ấn Độ đến thăm Sri Lanka là vào năm 1987.

Thủ tướng Narendra Modi đã nêu rõ các thách thức và đưa ra kế hoạch xử lý các trở ngại một cách khéo léo bằng các chương trình hành động thích hợp. Hai bên đã ký kết một số hiệp định song phương. Thủ tướng Ấn Độ cũng đã hứa giúp phát triển Trincomalee trở thành trung tâm dầu khí có ý nghĩa chiến lược cao.

Chuyến thăm ba nước của thủ tướng Ấn Độ đã gửi thông điệp rằng Ấn Độ đã sẵn sàng thực hiện trách nhiệm về các vấn đề khu vực một cách chủ động. Liên quan đến tranh chấp lãnh hải, Ấn Độ đã kêu gọi các nước giải quyết vấn đề trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và thông qua đối thoại. Các nước ở biển Đông cũng đã kêu gọi Ấn Độ giữ vai trò quan trọng hơn. Tướng SK Chatterji nhận định Bắc Kinh đã nhận ra cách họ đang hành xử ở biển Đông chỉ khuyến khích các quốc gia nhỏ hợp sức mà thôi.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.