Chính quyền Kiev mâu thuẫn giữa lời nói và hành động?

“Quên” có chọn lọc

Chính quyền Kiev mâu thuẫn giữa lời nói và hành động? ảnh 1
Vừa đánh xong đã kêu gọi "tôn trọng ngừng bắn", có phải Kiev đang mâu thuẫn?

Bầu không khí yên tĩnh kéo dài hơn một tháng qua ở miền Đông Ukraine đã bị phá vỡ bởi tiếng đạn pháo và xe tăng ở Donetsk. Chính quyền Kiev và lực lượng miền Đông giao tranh nảy lửa tiếp tục tranh giành cứ điểm chiến lược quan trọng, sân bay Donetsk.
Đầu tiên, hãy xét đến hành động kêu gọi hòa hoãn và kêu gọi tôn trọng thỏa thuận Minsk ngay sau khi chiếm được sân bay Donetsk. Điều này cho thấy rất rõ tính chất “vừa đấm vừa xoa” của chính quyền ông Poroshenko. 
Ai cũng biết sân bay Donetsk quan trọng như thế nào với cả 2 phe. Nó vừa mang tính biểu tượng vừa mang ý nghĩa chiến lược. Mặc dù phần lớn cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng đường băng của nó vẫn có thể được sử dụng làm trạm trung chuyển tiếp tế hoặc bàn đạp tấn công các mục tiêu khác ở vùng lân cận.
Do đó, giới quan sát ủng hộ giả thuyết chính quyền Kiev muốn tạo ra một khoảng thời gian hòa hoãn vừa đủ sau khi chiếm sân bay để tái trang bị cho nó nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự.
Cũng phải nói thêm rằng chính quyền Kiev lập luận sân bay Donetsk vẫn đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ khi thỏa thuận Minsk được ký kết. Trong khi thỏa thuận hồi tháng 12-2014 vừa qua lại được ký trong hoàn cảnh sân bay đã bị mỗi bên kiểm soát một phần. Đó chính là lý do sau khi tái chiếm toàn bộ sân bay, thỏa thuận Minsk luôn được chính quyền Ukraine nhắc đến và “vô tình” bỏ qua thỏa thuận tháng 12-2014 (được ký kết sau này).

Chỉ là bước khởi đầu?

Chính quyền Kiev mâu thuẫn giữa lời nói và hành động? ảnh 2
 Chiến sự sẽ tiếp tục leo thang

Ông Marcus Papadopoulos, Biên tập viên của tạp chí chuyên về chính trị First, cho biết trừ khi các lực lượng ly khai đủ sức đánh trả và gây tổn thất lớn cho quân đội Kiev thì việc quân đội Kiev tiếp tục “tổng tấn công” trong tương lai gần là điều không thể tránh khỏi.

Hồi đầu năm, ông Poroshenko đã tuyên bố hùng hồn trên các phương tiện truyền thông rằng ông sẽ làm mọi cách, thậm chí cả những cả những cách tàn bạo nhất để giành lại Donbass bất chấp phần đông dân số của khu vực này đã bỏ phiếu ủng hộ nền độc lập.

Đằng sau thái độ cứng rắn của ông Poroshenko, người ta lờ mờ nhận ra sự can dự của Washington và Brussels. Có cảm giác nếu như Nhà trắng và NATO thực sự muốn có hòa bình thì chiến tranh không đời nào quay lại vùng Donbass. Ông Marcus Papadopoulos khẳng định người nắm vai trò chủ chốt trong hành động quân sự gần đây chính là phương Tây chứ không phải chính quyền Kiev và Kiev chỉ là “con rối”.

Vùng Donbass khó có được hòa bình trong tương lai gần  

EU từng đóng một vai trò quan trọng trong việc lật đổ cựu tổng thống Viktor Yanukovich và mở đường cho ông Poroshenko lên làm tổng thống. Do đó, không khó để nhận ra sự “quy phục” của ông tổng thống này với chính quyền Phương Tây.

Lý giải cho nhận định này, ông Papadopoulos cho rằng giới chức phương Tây một mặt kêu gọi hòa bình cho Donbass nhưng mặt khác tiếp tục “làm ngơ” trước cảnh pháo binh và máy bay ném bom của Kiev oanh tạc Donetsk, Luhansk khiến hang chục người dân thiệt mạng trong 2 ngày qua.
Người Mỹ thậm chí còn gửi cố vấn quân sự và 350 triệu USD vũ khí sát thương trong kế hoạch “Tự do cho Ukraine”. Thử hỏi nếu không có sự “nhắm mắt làm ngơ” và tài trợ kinh phí từ phương Tây, liệu chính quyền Kiev có mạnh dạn đưa ra một chiến dịch quy mô lớn như vậy? Giờ đây, khi đã có đầy đủ tiềm lực trong tay, liệu ông Poroshenko có muốn “dừng lại”?
Dù cho chính sách của chính quyền Kiev có là gì đi chăng nữa, dù cho họ có đang cố gắng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình thì việc sử dụng bom đạn một cách vô tội vạ chỉ gây thêm sự thống khổ ,chết chóc cho người dân Đông Ukraine, những người vừa mới đây thôi vẫn còn mơ về một giấc mộng “hòa bình cho Donbass”

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm