Cuộc điều tra về chất thải hạt nhân ở Siberia

Cuộc điều tra về chất thải hạt nhân ở Siberia ảnh 1

Các lò phản ứng hạt nhân ở Pháp bị tố cáo gửi chất thải hạt nhân đến Siberia qua đường biển.

Tuy nhiên, EDF - công ty năng lượng Pháp và lớn nhất châu Âu, đơn vị bị cáo buộc chuyển chất thải hạt nhân đến Siberia - nói họ không chịu trách nhiệm.

Theo bộ phim, những container được gửi đến thị trấn Seversk của Siberia, trước đây là một thành phố bí mật, nơi có vài lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy tái chế uranium và plutonium cũng như các cơ sở sản xuất và dự trữ vũ khí hạt nhân. Nhà báo Noualhat cho biết, nhóm điều tra của ông chỉ có thể quanh quẩn bên ngoài thị trấn mà không vào được bên trong. Tuy nhiên, họ cũng có cơ hội tiếp xúc với những người từng làm việc trong các cơ sở hạt nhân bên trong thị trấn Seversk. Và những container này cũng có thể thấy được qua những hình ảnh chụp từ vệ tinh.

Bộ phim tài liệu chỉ rõ rằng nước Pháp đã gửi khoảng 13% chất thải phóng xạ của họ đến Siberia. Cuộc điều tra của đoàn làm phim còn cho biết mỗi năm những con tàu của EDF chở khoảng 108 tấn uranium từ Le Havre đến nước Nga. Các nhà làm phim cũng xoay quanh vấn đề lỗ hổng luật pháp - uranium hay plutonium tái chế không được coi là chất thải hạt nhân mà theo luật thì đó chỉ là "chất liệu phóng xạ". Do đó mà việc vận chuyển những sản phẩm thải như thế không phải là bất hợp pháp.

Nhà báo Noualhat đặt vấn đề: “Nếu (những chất liệu này) có ích thì tại sao chúng ta không giữ lại mà lại gửi chúng đến Siberia?". Tuy nhiên, các quan chức của EDF - công ty quản lý 58 lò phản ứng hạt nhân và sản xuất gần 90% điện năng của Pháp - đã phản ứng với lời buộc tội khi tuyên bố chất thải hạt nhân đang nói đến không phải là chất thải hạt nhân, mà đúng hơn là uranium có thể tái sử dụng sẽ được tái chế ở Siberia.

Người phát ngôn của EDF nói đơn vị chịu trách nhiệm về các sản phẩm thải này là Tenex, một công ty Nga được EDF trả tiền để tái chế uranium. Về phần mình, nhóm chống hạt nhân Sortir du Nucleaire đề nghị nước Pháp nên chở chất thải trở về nước. Vladimir Tchouprov, quan chức trong Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) ở Nga, nói với các nhà báo Pháp rằng, chỉ có khoảng 10% chất thải đến từ nước Pháp có thể tái chế được. Tchouprov nói với đoàn làm phim tài liệu: "Thật ra họ đang bỏ lại 90% chất liệu hạt nhân cho chúng tôi".

Về phần mình, sau khi bị buộc tội vứt bỏ chất thải, người phát ngôn của Areva - công ty Pháp sở hữu Tenex - là Jacques-Emmanuel Saulnier phản bác rằng "từ ngữ vứt bỏ là không thích hợp" bởi vì chất thải còn được xử lý tiếp tục bằng công nghệ hiện đại (như trường hợp của EDF).

Các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây trong thời gian gần đây cũng lên tiếng về việc Công ty Urenco của Đức đã chất các container chứa chất thải hạt nhân lên tàu chuyển đến Siberia. Các container để ngoài trời và dấu hiệu cảnh báo phóng xạ nhỏ đến mức khó nhận ra nếu không quan sát kỹ. Dmitri Artamonov, lãnh đạo chi nhánh Greenpeace ở St. Petersburg, cho biết số container nguy hiểm này không được bảo vệ và có nguy cơ trở thành "món quà" cho bọn khủng bố. Hàng hóa trong các container này là uranium hexafluoride có nguồn gốc từ Đức và được vận chuyển bằng đường biển đến thành phố Novouralsk.

Cuộc điều tra về chất thải hạt nhân ở Siberia ảnh 2

Các container han gỉ của công ty Urenco (Đức) tại Siberia.

Ngay từ giữa thập niên 90, Công ty Urenco - trụ sở ở Gronau tại bang North Rhine-Westphalia miền Tây nước Đức - đã chở đến Nga qua đường biển khoảng 27.300 tấn chất phóng xạ mức độ thấp. Và trong tháng 10 vừa qua, Công ty Urenco đã có vài chuyến tàu hàng như thế đến Siberia. Theo luật pháp Đức, uranium hexafluoride không được coi là chất thải hạt nhân, mà nó được sử dụng trong quá trình làm giàu uranium. Urenco nói về quy trình "tái chế", nhưng thật ra công ty thừa nhận rằng 85% trong số chất thải hạt nhân có nguồn gốc từ Đức sẽ nằm lại ở Nga và để bỏ mặc giữa trời. 

Sergei Kiriyenko, lãnh đạo công ty hạt nhân Rosatom thuộc Nhà nước Nga quản lý, cũng cố gắng giảm nhẹ tính nguy cơ: Những container như thế này từng được giữ giữa trời từ Mỹ đến Pháp". Trong tương lai, uranium hexafluoride sẽ được trữ ở kho của Công ty Urenco ở Gronau (Đức) và các biện pháp an toàn cũng sẽ được thực hiện đầy đủ hơn so với nước Nga.

Sau khi bộ phim tài liệu được công chiếu, nữ Bộ trưởng về sinh thái Pháp Chantal Jouanno tuyên bố cần có cuộc điều tra sâu hơn về vấn đề này trước khi có thể đưa vụ việc ra tòa án. Bộ phim tài liệu được thực hiện với sự giúp đỡ của Ủy ban độc lập nghiên cứu và thông tin về tính phóng xạ, một tổ chức phi lợi nhuận của Pháp được thành lập sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 với mục đích đo lường mức độ phóng xạ trong môi trường.

Nhà báo Noualhat cho biết, số container bí mật ở Siberia chỉ là một phần nhỏ trong bộ phim tài liệu, trong khi 1/3 độ dài của phim dành cho mối quan hệ giữa công nghiệp hạt nhân và tính minh bạch, dân chủ và "đây là điều quan trọng nhất đối với chúng ta"

 Theo Thục Miên (CAND)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.