Điểm danh sáu sai lầm của lực lượng an ninh Bỉ

1. Sân bay

Sân bay quốc tế của Bỉ đã không được trang bị các trang thiết bị an toàn ở mức cơ bản nhất. Nhiều chuyên gia cũng như du khách Nga và nước ngoài chỉ ra rằng nhược điểm đầu tiên là thiếu máy dò kim loại ở lối vào và người dân được ra vào tự do trong sân bay.

An ninh ở đâu khi sân bay chính của đất nước không được trang bị hệ thống giám sát đi lại?” - Josef Linder, Chủ tịch Hiệp hội Huấn luyện chống khủng bố quốc tế, nêu vấn đề.

Một du khách Nga tên Alexandra Sadomtseva cũng tán đồng với ý kiến của ông, nói rằng “bất kỳ ai cũng có thể vào tòa nhà sân bay và mang theo bất kỳ hành lý nào”. Vị du khách này nói thêm cô thấy có vài lính cảnh vệ ở sân bay nhưng lại chẳng thấy viên sĩ quan cảnh sát nào xuất hiện bên trong tòa nhà sân bay.

Cảnh sát Bỉ làm nhiệm vụ gần trạm tàu Maalbeek, Brussels, Bỉ hôm 22-3. Ảnh: AFP

2. Phối hợp với các nước láng giềng

Nhược điểm thứ hai của lực lượng an ninh Bỉ là thất bại trong các hành động phối hợp khi đối mặt với mối đe dọa khủng bố. Hiện nay, chỉ có lực lượng an ninh Bỉ cùng với bốn quốc gia Liên minh châu Âu (EU) trao đổi thông tin về những người bị tình nghi liên quan tới chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đây là điều gì đó vẫn chưa được cơ cấu an ninh của 23 nước thành viên EU còn lại thực hiện.

“Dĩ nhiên, cơ quan tình báo châu Âu nên phối hợp tốt hơn trong cuộc chiến chống khủng bố. Trên thực tế, hợp tác trong lĩnh vực này không hiệu quả” - Jean-Louis Fiamenghi, người từng đứng đầu đơn vị lực lượng đặc biệt của cảnh sát Pháp RAID, nhấn mạnh.

Kirill Kabanov, Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Nga, cho hay hoạt động tình báo Bỉ đã không phối hợp với phía Nga.

“Sai lầm chính của cơ cấu an ninh Bỉ là họ đã thiếu sự phối hợp với Nga và các chuyên gia, những người có kinh nghiệm dày dạn trong cuộc chiến chống khủng bố” - ông nói.

3. Nhân tố Salah Abdeslam

Sau vụ bắt giữ Salah Abdeslam, nghi phạm chính trong vụ khủng bố Paris hồi tháng 11 năm ngoái, lực lượng an ninh Bỉ đã tự tin cho rằng vấn đề này đã được giải quyết, do đó họ đã không tiên liệu được những gì có khả năng xảy ra sau đó.

“Đáng trách hơn”, điều này cũng từng được cảnh báo khi trong một cuộc phỏng vấn, Salah Abdeslam đã thừa nhận anh ta có ý định thực hiện một cuộc tấn công tương tự ở Bỉ như ở Pháp.

Nhà chức trách Bỉ cũng đã biết Salah Abdeslam có thể có đồng phạm, do đó mức độ về đe dọa khủng bố ở nước này vốn phải nâng báo động lên mức cao nhất trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên, nước Bỉ đã không làm như thế.

Trong một cuộc phỏng vấn với RT, Alexey Filatov, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống khủng bố quốc tế Alpha, nói rằng theo dữ liệu thu thập được, Bỉ xảy ra cuộc khủng bố đẫm máu như vậy là bắt nguồn từ vụ bắt giữ Salah Abdasalam.

“Rõ ràng một vụ khủng bố đã được tính toán. Một vụ khủng bố có quy mô lớn đã được dàn xếp. Cuộc phỏng vấn Abdeslam cuối cùng cũng giúp cảnh sát lần theo dấu vết của các đồng phạm của người này. Đó cũng là lý do tại sao quân khủng bố quyết định thực hiện vụ tấn công này nhanh như vậy, chỉ vài ngày sau vụ bắt giữ” - ông nói.

Cảnh sát Bỉ áp giải Salah Abdasalam ở Molembeek, Bỉ hôm 18-3. Ảnh: AP

4. “Làng thánh chiến’ Molenbeek

Cũng như vậy, Molenbeek, quận ngoại ô, nằm ở phía Tây Bắc Brussels là một khu vực không dễ kiểm soát, theo RT. Quận Molenbeek còn được mệnh danh là "pháo đài Hồi giáo", "trung tâm của chủ nghĩa khủng bố và buôn bán vũ khí", "xóm thánh chiến”.

Có thể khẳng định rằng luật pháp và mệnh lệnh ở đây đã trở thành nạn nhân của sự đa văn hóa. Dịch vụ an ninh thậm chí làm việc tắc trách dù biết rằng đây là trung tâm của chủ nghĩa khủng bố châu Âu, theo RT.

Yevgeny Satanovsky, người đứng đầu Viện Trung Đông có trụ sở tại Moscow, nói rằng sự đa văn hóa và tự do đi lại của những người nhập cư từ Trung Đông và châu Phi sang châu Âu trong nhiều thập niên qua chính là một phần nguyên nhân làm nên chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa Hồi giáo ở Brussels.

“Nền dân chủ và quyền con người đã tác động đến điều này. Kết quả là tạo ra một vùng Sharia tự do ở Molenbeek. Nơi đây, trong hàng thập niên qua đã không nhìn thấy bóng dáng một viên cảnh sát nào” - ông nói.

5. Phân tán lực lượng an ninh nội địa

Việc thiếu phối hợp đúng mức giữa giới chức TP với cơ quan thi hành pháp luật cũng góp phần tiêu cực vào sự phát triển thảm kịch khủng bố mới đây ở Bỉ.

“Thực tế, nước Bỉ đã bị chia thành hai thái cực. Một là không có một chính quyền và Quốc hội thống nhất và một là không có sự tương tác giữa các giới chức điều hành. Một điều nữa là các cơ quan tình báo tách biệt không thể tương tác bên trong nội bộ đất nước” - Josef Linder cho hay.

Ông cũng chỉ ra một thực tế là toàn bộ kinh nghiệm trước đó mà cơ quan tình báo Bỉ tích lũy được đã bị chính sách của Liên minh châu Âu (EU) làm cho tàn lụi.

Một góc hiện trường vụ đánh bom tại sân bay Zaventem. (Nguồn: Sputnik)

6. Nhân viên tình báo “rời rạc”

Nhiều chuyên gia, trong đó có ông Josef Linder, chỉ ra rằng cuộc chiến chống khủng bố chỉ đem lại hiệu quả khi có sự hiệp lực của toàn bộ mạng lưới nhân viên tình báo chính thống.

“Mạng lưới tình báo ở Bỉ hoạt động ở mức thấp nhất và hoạt động chống khủng bố theo một cách như vậy hoàn toàn bất khả thi” - ông Linder nhận định.

Sau vụ khủng bố liên hoàn Paris hồi tháng 11-2015, Trung tâm EU đặc biệt về chống khủng bố đã được thành lập. Tuy nhiên, trung tâm này vẫn chưa phát triển được cơ sở dữ liệu tình báo. Nói về vấn đề này, lực lượng đặc biệt Bỉ không thể thu thập được những thông tin hữu quan bên trong đất nước, RT kết luận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm