Lăng mộ Tào Tháo chờ tiếp tục khai quật và nghiên cứu

Sau khi kết luận này được công bố, đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng, có người hoài nghi liệu lăng mộ này có đúng là mộ của Tào Tháo hay không. Nhà khảo cổ học cho biết, điều này còn cần phải tiếp tục khai quật, phân tích và kiểm chứng tài liệu.

Tào Tháo là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà văn học nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. Lăng mộ Tào Tháo nằm ở phía nam thôn Tây Cao Huyệt, xã An Phong, huyện An Dương, cách thôn Tây Cao Huyệt chưa đầy 50 mét. Ở hiện trường khai quật lăng mộ Tào Tháo thực ra có 2 ngôi mộ lớn, lần lượt là mộ thứ nhất và mộ thứ hai, 2 ngôi mộ cách khoảng 20 mét, cơ bản là bố trí theo hướng từ đông sang tây, đi song song với nhau. Trước đó, hai ngôi mộ từng nhiều lần bị kẻ trộm mộ đào bới.

Lăng mộ Tào Tháo chờ tiếp tục khai quật và nghiên cứu ảnh 1

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các hiện vật được khai quật

Ông Phan Vĩ Bân, phó nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Hà Nam nói: "Từ năm 2006 đến năm 2008, lăng mộ này nhiều lần bị đào trộm, để cổ vật dưới đất không bị tiếp tục phá hoại, được sự phê chuẩn của Cục Cổ vật Nhà nước, trung tuần tháng 12 năm 2008, Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Hà Nam bắt đầu tiến hành khai quật lăng mộ này. Đến hạ tuần tháng 12 năm 2009, công tác khai quật tạm kết thúc. Công tác khảo cổ đã tiến hành đúng 1 năm, đến nay đã thu được thành quả quan trọng mang tính giai đoạn."

Ông Phan Vĩ Bân đã công bố những bức ảnh khai quật khảo cổ tại một hội nghị học thuật, ông cho biết, khác với đông đảo lăng mộ vua chúa, mặt phẳng lăng mộ Tào Tháo là hình chữ "Giáp" Trung Quốc, là một ngôi mộ xây bằng gạch, có 2 căn phòng, đường đi vào lăng mộ là đường nghiêng, quy mô hoành tráng, kết cấu phức tạp, chủ yếu gồm đường đi vào mộ, hai gian phòng đằng trước, đằng sau cũng như 4 phòng ở hai bên, đường nghiêng đi vào mộ dài 39,5 mét, rộng 9,8 mét, nơi sâu nhất có chiều sâu 15 mét. Đá lát đường trong lăng mộ là đá tảng lớn có chiều dài 95 cm, chiều rộng 90 cm, được lát rất công phu. Cánh cửa vào mộ còn lại được khai quật ra cho thấy, trên cánh cửa có tranh khắc đá tuyệt đẹp với nội dung phong phú, kỹ xảo điêu luyện. Các thứ nói trên đều cho thấy địa vị đặc thù của người chôn trong mộ này.

Ông Lưu Chấn Đông, Nghiên cứu viên Sở nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nghiên cứu tình hình diễn biến của chế độ mai táng cổ đại trong thời gian dài cho biết, nhiều chứng cứ khiến ông khẳng định ngôi mộ lớn này là thuộc thời kỳ những năm cuối đời Đông Hán, các hiện vật được khai quật ra cũng phù hợp với tài liệu ghi chép lịch sử về Tào Tháo đề xướng "mai táng giản đơn".

Ông nói: "Ngôi mộ lớn ở thôn Tây Cao Huyệt đã kế thừa đặc trưng của mộ xây bằng gạch, có nhiều căn phòng thời kỳ Đông Hán. Một con đường đi vào mộ, hai căn phòng và 4 phòng ở hai bên, đây là đặc trưng chung của mộ lớn thời kỳ Đông Hán. Nhưng ngôi mộ này có sự khác biệt rõ nét so với lăng mộ đời Đông Hán, nó không có hành lang lượn khúc, căn phòng đằng trước đằng sau giống như hình vuông. Xét về thời đại, ngôi mộ này nằm vào giai đoạn từ chế độ mai táng đời Hán sang chế độ mai táng đời Tấn, cho nên suy đoán ngôi mộ này thuộc những năm cuối đời Đông Hán là không vấn đề. Kết hợp tài liệu ghi chép, chế độ mai táng thời kỳ Tào Ngụy xẩy ra thay đổi căn bản, hình thức mai táng dưới đất thay đổi, chẳng hạn, ở Đời Tây Hán và Đông Hán đều rất thịnh hành chôn theo quần áo may bằng ngọc, đó là nội dung hết sức quan trọng thể hiện chế độ đẳng cấp, nhưng, đến thời kỳ Tào Ngụy, quần áo may bằng ngọc đã không chôn theo".

Lăng mộ Tào Tháo chờ tiếp tục khai quật và nghiên cứu ảnh 2

Ông Phan Vĩ Bân, đội trưởng Đội khai quật cho biết, các đội viên khảo cổ cả thảy khai quật ra khoảng 250 hiện vật có thể phục chế, trong đó có một thẻ bài khắc chữ có thể chứng minh thân phận của người chôn trong mộ này, còn vũ khí, đồ gốm, đá ngọc... đều là đồ dùng thường ngày của người chôn trong mộ.

Trong ngôi mộ thứ 2 đã được khai quật, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một số xương sọ, xương cánh tay, xương cẳng chân..., bà Trương Quân, nghiên cứu viên nghiên cứu người cổ đại Sở nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cùng các bạn đồng nghiệp phán đoán, đây là bộ xương của một đàn ông và hai phụ nữ, đàn ông có độ tuổi từ 60 đến 70, phụ nữ lớn tuổi hơn là hơn 50 tuổi, phụ nữ trẻ là hơn 20 tuổi.

Bà Trương Quân cho rằng, phương pháp xét nghiệm ADN do công chúng đề nghị cơ bản không thực hiện được, tính thao tác không lớn. Bà nói: "Chúng ta hãy đánh giá lại tính thao tác xét nghiệm ADN bộ xương đàn ông phát hiện trong ngôi mộ lớn thứ 2 ở thôn Tây Cao Huyệt. Thứ nhất, bộ xương được bảo tồn rất kém, không thể cung cấp mẫu đạt yêu cầu để xét nghiệm ADN, vì bộ xương được phát hiện trong nước bùn, còn dùng nước rửa sạch. Thứ hai, lăng mộ này bị đào trộm nhiều lần, đã không thể loại trừ tính khả năng ADN của người cổ đại và người hiện đại lẫn lộn. Thứ ba, tìm hậu duệ không phải là chuyện dễ dàng, khó mà đảm bảo tìm kiếm hậu duệ thực sự. Thứ tư, về kỹ thuật, Trung Quốc vẫn gặp phải nhiều khó khăn về xét nghiệm ADN nhiễm sắc thể Y cổ đại."

Ông Vương Nguy, Giám đốc Sở nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, để trả lời câu hỏi của công chúng, tiếp theo các nhà khảo cổ học vẫn sẽ triển khai nhiều công tác, khi đó, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan sẽ đưa ra ý kiến mang tính kết luận. 

Theo M.K (CAO/Cri)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm