Lỗ hổng chết người của tình báo châu Âu

Điều này làm dấy lên cảm giác bất an về một hệ thống tình báo còn nhiều lỗ hổng ở châu Âu, khi mà những đối tượng từng bị theo dõi vẫn có cơ hội thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.

Thủ tướng Anh Theresa May hôm 23-3 cho biết nghi phạm từ nhiều năm trước đã bị MI5 theo dõi vì hành vi bạo lực cực đoan nhưng hắn chỉ “đóng vai trò ngoài rìa” và “không phải là một phần trong bức tranh tình báo hiện tại”. Tuy nhiên, nghi phạm Khalid Masood, người được mô tả như là một “anh hàng xóm thân thiện” này, đã thực hiện vụ khủng bố chấn động vào chính trái tim của nước Anh khiến bốn người thiệt mạng và 40 người bị thương.

Theo báo The Guardian, cơ quan an ninh Anh ước tính có khoảng 3.000 người Anh, chủ yếu là người Hồi giáo, bị tình nghi có khả năng thực hiện tấn công khủng bố. Trong số đó khoảng 500 người đang là đối tượng điều tra của MI5 và chỉ có một số ít người là mục tiêu phải giám sát trực tiếp. Kẻ tấn công thủ đô London hôm 22-3 không nằm trong danh sách này và chính vì vậy hắn đã có cơ hội tấn công khủng bố. Ngay cả lực lượng cảnh sát Anh cũng từng thừa nhận mặc dù đã có nhiều kế hoạch phòng thủ chặt chẽ nhưng vẫn khó có thể ngăn chặn một kẻ tấn công đơn độc chỉ trang bị những vũ khí không tinh vi như xe hơi và dao.

Các nước hiện nay có xu hướng tập trung vào việc theo dõi các tay súng trở về từ các khu vực có sự hiện diện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mà chưa quan tâm nhiều đến các đối tượng bình thường trong nước nhưng mang tư tưởng cực đoan. Theo nhiều chuyên gia, âm mưu khủng bố của những “sói đơn độc” trong nước đang là mối đe dọa nguy hiểm và khó lường. Thực tế các cuộc khủng bố chấn động trước đây tại các nước châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ… đều ở hình thức này.

Theo nhóm phân tích tình báo Soufan, do cựu nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Ali Soufan thành lập, việc số lượng mối đe dọa nhiều đến mức quá tải chính là nguyên nhân khiến công tác truy lùng và ngăn chặn các vụ tấn công không tinh vi trở nên cực kỳ khó khăn, thậm chí ngay cả khi kẻ tấn công đã được các cơ quan chức năng tình nghi.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.