Mỹ trước thế lưỡng nan tại Iraq

Ngoại trừ Israel ủng hộ, mong muốn độc lập của KRG bị Iraq và hàng loạt nước phản đối. Các láng giềng khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran - vốn sợ người Kurd trong nước mình sẽ theo gương - ngay lập tức có các bước đi đe dọa về kinh tế và an ninh. Mỹ dù tuyên bố không ủng hộ mong muốn độc lập của KRG nhưng cũng không có động thái phản đối mạnh mà chỉ kêu gọi các bên kiềm chế, đối thoại. Bộ Ngoại giao Mỹ đầu tuần này vẫn chỉ kêu gọi chính phủ Iraq và chính quyền người Kurd tránh đối đầu.

Theo Giám đốc Tổ chức Không bạo lực Quốc tế Michael Beer, Mỹ đang trong thế khó xử giữa Baghdad và KRG. Nguyên do dẫn đến cuộc khủng hoảng này cũng là từ các chính sách của Mỹ ở Iraq, cùng lúc cung cấp vũ khí cho cả Baghdad và người Kurd. Chính sách hiện tại khiến khả năng can thiệp và giải quyết khủng hoảng của Mỹ là rất nhỏ, nếu không muốn nói bằng 0. Mỹ cũng không có khả năng làm trung gian hòa giải vô vụ lợi giải quyết mâu thuẫn giữa người Kurd ở Iraq với các láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Iran do vẫn đang ủng hộ Saudi Arabia.

Nhà bình luận chính trị Dan Lazare cũng cho rằng chính sách ngoại giao chồng chéo của Mỹ ở khu vực khiến Mỹ không còn khả năng và uy tín để đứng ra hòa giải. Việc Mỹ đồng thời vừa ủng hộ KRG vừa ủng hộ chính phủ Iraq trong nhiều năm liền đã đưa Mỹ vào thế lưỡng nan. Nếu Mỹ đứng về phía nhà lãnh đạo KRG Masoud Barzani, có rủi ro Mỹ sẽ “đẩy chính phủ Iraq về phía Iran”. Nếu Mỹ đứng về phía chính phủ Iraq, rủi ro “sẽ làm đồng minh người Kurd ở Syria nổi giận”. Khả năng lớn Mỹ sẽ vẫn chỉ loay loay với các nỗ lực không thực chất, tiếp tục kêu gọi hai bên đối thoại, thỏa hiệp, tránh bước vào thế phải lựa chọn khó khăn.

Không chỉ chuyện người Kurd và Iraq, các chính sách tự giẫm chân mình của Mỹ còn là nguồn cơn hỗn loạn trong khu vực. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không được chuẩn bị đối phó với một cuộc khủng hoảng leo thang thành một cuộc xung đột quy mô lớn như giữa người Kurd và Iraq. Theo ông Lazare, Mỹ phải nhanh chóng đánh giá lại các lựa chọn của mình ở Trung Đông trước khi xung đột tương tự trường hợp Iraq nổ ra giữa người Kurd ở Syria với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nga, hay giữa người Israel và các tay súng Shi’ite.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.