Người che giấu Anne Frank qua đời

Người che giấu Anne Frank qua đời ảnh 1

Bà Gies (ngồi ngoài cùng bên trái) và ông Otto Frank (ngồi giữa) trong một bức ảnh chụp năm 1945 (Ảnh: AP)
Bà Gies là một trong những người cuối cùng đã cung cấp thức ăn, sách vở và ủng hộ tinh thần cho Anne Frank, cha mẹ cô, em gái cùng bốn người Do Thái khác suốt 25 tháng hồi Thế chiến II.

Sinh ra ở Hermine Santrouschitz (Vienna, Áo) ngày 15-2-1909, bà Gies chuyển đến Amsterdam (Hà Lan) năm 1922 để trốn nạn đói hoành hành tại Áo.

Năm 1933, Gies làm trợ lý văn phòng trong doanh nghiệp của ông Otto Frank. Sau khi từ chối gia nhập một tổ chức của Đức quốc xã năm 1941, bà đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về Áo. Để được ở lại Hà Lan, bà kết hôn với bạn trai người bản xứ Jan Gies.

"Nhật ký của Anne Frank" sau đó được dịch ra khoảng 65 ngôn ngữ và thu hút hàng triệu trẻ em và người lớn tìm đọc. Với những gì đã làm, bà Gies được xưng tụng như anh hùng.



Khi Đức quốc xã đẩy mạnh bắt bớ và trục xuất những người Hà Lan gốc Do Thái, tháng 7-1942, ông Otto Frank đã nhờ Gies che giấu gia đình ông ở chái nhà phía trên nhà kho của công ty ông.

"Tôi nói: “Dĩ nhiên là tôi giúp”. Chuyện đó hết sức tự nhiên với tôi. Tôi có thể giúp đỡ họ. Họ không có quyền lực, họ không biết phải đi về đâu”, bà Gies kể lại nhiều năm sau đó.

Hai vợ chồng bà Gies cùng bốn nhân viên khác trong công ty đã tìm mọi cách để cung cấp thức ăn, nước uống trong gia đình Frank và bốn người Do Thái khác ẩn nấp trong chái nhà đó.

Cảm động trước cô bé Anne thông minh và cô độc, Miep cũng cho Anne sách báo. Trong nhật ký của mình, Anne ghi lại: “Miep chưa bao giờ quên tặng quà sinh nhật cho mọi người. Dường như chúng tôi luôn tồn tại trong tâm trí Miep”.

Hai năm sau đó, cảnh sát Đức lần ra được dấu vết của những kẻ trốn tránh. Tháng 8-1944, gia đình Anne Frank bị bắt. Bà Miep tìm cách đút lót để cảnh sát thả họ ra nhưng đã quá trễ.

Ngày 8-8-1944, gia đình Frank bị đưa đến trại tập trung Westerbork ở phía đông Hà Lan rồi bị tống lên các xe chở gia súc đến Auschwitz. Vài tháng sau,
Anne cùng em gái Margot bị chuyển đến trại Bergen-Belsen.

Người che giấu Anne Frank qua đời ảnh 2

Cuộc đời bà Gies đã "gắn liền" với cô bé xấu số Anne Frank (Ảnh: AP)

Anne Frank qua đời ở tuổi 15 vì bệnh sốt Rickettsia ở trại Bergen-Belsen vào tháng 3-1945, chỉ hai tuần trước khi trại tập trung này được giải phóng.

Sau khi nhà bà bị cảnh sát Đức lục soát, bà Gies đã thu thập sách vở cùng những ghi chép của Anne và khóa chúng trong một ngăn kéo để chờ cô quay về. Trong đó có quyển nhật ký nổi tiếng thế giới mà Anne Frank ghi lại quãng đời trốn tránh của cô từ ngày 12-6-1942 đến 1-8-1944.

Bà Gies đã từ chối đọc những ghi chép đó vì “sự riêng tư – dù là của một đứa trẻ - cũng là bất khả xâm phạm”. Năm 1947, bà đã trao lại quyển nhật ký cho cha của Anne Frank – người sống sót duy nhất trong gia đình khi ông trở lại Amsterdam. Ông Frank đã sống cùng gia đình bà Gies cho đến khi ông tái hôn năm 1952. Ông Frank qua đời vào năm 1980.
Tuy nhiên điều này lại làm bà mệt mỏi. Vào dịp sinh nhật lần 100 hồi tháng 2-2009, bà viết cho hãng AP rằng còn nhiều người đã làm những việc còn nguy hiểm hơn. "Tôi không muốn được xem là anh hùng. Tôi chỉ là thư ký và nội trợ bình thường làm nhiệm vụ của một con người”, bà nói. 

Có khoảng 140.000 người Do Thái sống ở Hà Lan trước thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này từ năm 1940 – 1945. 107.000 người trong số đó bị đưa đến Đức và chỉ có 5.200 người sống sót. Khoảng 24.000 người tìm cách trốn tránh và có 8.000 người trong đó bị bắt.
Theo Hải Ngọc ( NLĐ, AP)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm