Người đồng sáng lập thầm lặng của Apple là ai?

Ronald Wayne G hiện đã 81 tuổi. Khi ông 41 tuổi, ông làm việc cho hãng Atari. Tại đó ông đã gặp một thanh niên trẻ và ấn tượng tên là Steve Jobs thường xuyên tìm đến ông để nhờ tư vấn. Wayne đã trả lời “Không” khi Steve Jobs hỏi liệu anh có nên đến Ấn Độ để xây dựng cơ ngơi của riêng mình.

Steve Wozniak, thường được gọi là Woz, được biết đến là người có sức lôi cuốn và đáng mến, đã cùng Jobs phá vỡ nền sản xuất máy tính phục vụ cho kinh doanh và biến máy tính thành một món đồ công nghệ gần gũi hơn với con người. Cặp bài trùng thành lập CLB máy tính Homebrew khét tiếng, tập hợp những người đầy nhiệt huyết có cùng chí hướng khác biệt và sáng tạo.

Ông Ronald Wayne

Woz đã xây dựng thành công một bảng mạch giúp hình thành cơ sở của Apple 1, chiếc máy tính đầu tiên của công ty. Năm 2015, một người đã bỏ ra 365.000 USD để mua lại nó trong một cuộc đấu giá. Nhận thấy tài năng của Woz, Jobs muốn ông trở thành bộ óc độc quyền của Apple. Jobs đã mời Woz đến căn hộ của Wayne ở Mountain View, California để bày tỏ ý định hợp tác.

“Jobs tỏ ra nôn nóng khi bàn bạc ý định đưa Apple 1 vào sản xuất với Steve Wozniak. Tuy nhiên, Wozniak không tỏ vẻ hứng thú với kinh doanh và chỉ đơn giản là muốn thỏa mãn niềm đam mê của mình. Jobs nghĩ rằng tôi phần nào ngoại giao hơn anh ấy nên nhờ tôi thuyết phục Woz” - Wayne nhớ lại.

Trong suốt khoảng 45 phút, Wayne đã xoay chuyển tình thế. “Wozniak hoàn toàn bị cuốn hút vào nó. Đó là thời điểm mà Steve Jobs thông báo: "Chúng ta sẽ thành lập một công ty.  Đây sẽ là công ty máy tính Apple"" – Wayne kể.

Ông Wayne đã bán bản sao hợp đồng ban đầu của Apple nhưng vẫn giữ lại một bản mô phỏng.

Lập tức, Wayne gõ hợp đồng trên một máy đánh chữ IBM trong sự phấn khởi của Woz, người không thể tin được rằng Wayne có thể tóm gọn nội dung của bản hợp đồng trong bốn trang chỉ bằng trí nhớ của mình. Nếu chia nhỏ miếng bánh của Apple thì Jobs và Wozniak mỗi người đã từng nắm giữ 45% cổ phần, còn Wayne nắm 10%. Ngày hôm nay, 10% cổ phần trong Apple sẽ có giá trị gần 60 tỉ USD.

Tự loại bỏ mình ra khỏi hợp đồng

Steve Jobs là một người bán hàng khéo léo, tuy nhiên ông đã phải giải quyết vấn đề lớn đầu tiên của Apple. Một chuỗi máy tính nhỏ, Byte Shop, muốn mua 50 máy. Để có được số tiền đó, Apple đã phải vay 15.000 USD. Nhưng Wayne nghe ngóng được rằng Byte Shop thường mang tiếng xấu là không thanh toán các hóa đơn của mình.

“Nếu Byte Shop biến mất, chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ” - Wayne giải thích. “Lúc ấy, Jobs và Wozniak rất nghèo. Tôi thì đã có một ngôi nhà, một tài khoản ngân hàng và một chiếc xe”. Wayne nói với Steves rằng ông muốn giúp đỡ Apple nhưng điều này cũng khiến Wayne không còn là một phần chính thức của công ty.

Wozniak và Jobs thường được nhớ đến là những người thành lập Apple.

Đóng góp có giá trị lâu dài nhất của Wayne là logo của Apple. Bằng mực vẽ, logo ban đầu là hình ảnh Newton ngồi dưới gốc cây, trên có một quả táo đung đưa trên đầu. Wayne ký tên vào hình nhưng Jobs đã phát hiện ra và yêu cầu xóa đi.

Nhường lại mọi lợi ích

“Bức thư nói rằng tất cả những gì bạn phải làm là nhường lại mọi lợi ích bạn được hưởng ở Công ty máy tính Apple bằng chứng thư và đổi lại, bạn được nhận tờ ngân phiếu trị giá 1.500 USD” - ông nói. Trụ sở mới của Apple hay còn gọi là “trụ sở phi thuyền” được xây dựng tại TP Cupertino, California.

Ông Wayne sống ở cộng đồng dân cư Pahrump, bang Nevada yên ắng, cách xa những bất động sản xa xỉ của các nhà tỉ phú ở thung lũng Sillicon. Ngôi nhà của ông rất khiêm tốn, khắp nhà là những món đồ trang trí ông sưu tầm được suốt cuộc đời hành nghề nhưng tuyệt không xuất hiện món đồ nào của Apple.

Ngay lối ra vào là một cái máy đánh bạc cũ. Ở cạnh tường là một cái radio từ những năm 1930 vẫn đang hoạt động được đặt trên đế gỗ gụ đẹp. Ông tâm sự về khoảng thời gian ông làm một bản sao quy mô, cả về nội thất và ngoại thất, của chiếc tàu ngầm khổng lồ Nautilus trong bộ phim Hai vạn dặm dưới đáy biển. Ông không có bất kỳ kế hoạch chi tiết nào để làm việc mà chỉ nghiên cứu khung hình tĩnh từ bộ phim. Khi hoàn thành, ông đã đem nó đến một bảo tàng.

Ông Wayne sống trong một căn nhà khiêm tốn cách xa những bất động sản xa xỉ ở thung lũng Sillicon.

“Tôi đã có thể làm việc trong một văn phòng tài liệu rất lớn ở phía sau tòa nhà và xáo trộn giấy tờ trong suốt 20 năm tiếp theo của cuộc đời. Đó không phải là tương lai mà tôi mong đợi cho bản thân mình. Nếu tiền là điều duy nhất mà tôi muốn, tôi có thể dùng nhiều cách để kiếm được nó. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là tôi được làm việc mà tôi yêu thích".

“Tôi luôn luôn khuyên các bạn trẻ rằng hãy tìm thấy một cái gì đó bạn thích làm đến nỗi bạn sẵn sàng làm điều đó mà không vì mục đích nào cả… và bạn sẽ không bao giờ phải làm một ngày nào trong cuộc sống của mình" – ông Wayne chia sẻ.

Wayne giữ tất cả thư của fan hâm mộ trong một cái hộp nhỏ ở góc làm việc của mình. Nội dung của các lá thư thường là xin chữ ký, nhờ tư vấn hoặc thể hiện niềm ngưỡng mộ.

“Steve Jobs là một người đàn ông hấp dẫn. Ai tạo nên thành công của Apple ngày hôm nay? Rõ ràng, người đó chính là Jobs. Jobs có thể không phải là một người thân thiện nhưng điều đó không thành vấn đề”.

“Tôi đã nói với Steve rằng bất cứ điều gì anh muốn làm, anh có thể làm điều đó rất dễ dàng khi có tiền trong túi. Hãy cứ tiến bước, làm ra tiền và làm bất cứ điều gì anh muốn làm. Chỉ cần đừng quên mục đích của những số tiền ấy là gì. Tuy nhiên, tôi nghĩ anh ấy đã quên mất. Anh ấy đã bị cuốn vào cơ chế hoạt động của Apple đến một mức độ mà không còn điều gì khác quan trọng hơn” – Wayne nói.

Năm 2011, một người nào đó đã tặng cho Wayne một chiếc iPad 2. Nhưng cũng giống như rất nhiều thứ khác trong cuộc đời của mình, ông đã cho nó đi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm