Những vùng xám trong tiêu diệt khủng bố

Một là quốc gia xảy ra xung đột vũ trang có yêu cầu; hai là Hội đồng Bảo an LHQ ban hành nghị quyết cho phép; ba là áp dụng nguyên tắc phòng vệ chính đáng.

LHQ đã xem IS là tổ chức đe dọa an ninh quốc tế. Do đó, các chiến dịch quân sự của Pháp nhằm tiêu diệt khủng bố ở Iraq hay khu vực Sahel (châu Phi) theo yêu cầu của quốc gia bị khủng bố đe dọa đều được thực hiện đúng luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, trường hợp ở Syria thì ngược lại. Pháp đưa quân tham chiến tại Syria trong khi ba điều kiện nêu trên không được thỏa mãn.

Pháp biện bạch có thể vận dụng nguyên tắc “phòng vệ chính đáng tập thể” (quốc gia này giúp quốc gia kia bị tấn công) để tấn công IS và chiến dịch đánh IS ở Syria chỉ là chiến dịch tấn công IS ở Iraq mở rộng. LHQ không phản đối lập luận này và xem như chiến dịch của Pháp ở Syria đã được hợp thức hóa.

Để biện bạch cho hành động tham chiến ở Syria, Pháp tiếp tục viện dẫn nguyên tắc “phòng vệ chính đáng cá nhân” (quốc gia tự bảo vệ). Lý do: Các phần tử IS ở Syria đã tấn công nước Pháp hoặc có nguy cơ tấn công Pháp, vậy nên Pháp đưa quân tham chiến ở Syria.

Luật nhân đạo quốc tế quy định cách thức sử dụng vũ lực trong xung đột vũ trang phải chính đáng, cân xứng, có phân biệt giữa dân thường và người tham gia chiến đấu.

Trong khuôn khổ xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế, người tham gia chiến đấu là người của các bên tham gia xung đột, trừ các nhân viên y tế và tôn giáo. Mọi đối tượng tham gia chiến đấu đều trở thành mục tiêu bất kể mang quốc tịch nào.

Nếu đó là xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, vấn đề tranh luận hiện nay là các cá nhân gia nhập hàng ngũ IS có được xem là người tham gia chiến đấu một cách tích cực và liên tục như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế yêu cầu hay không.

Tại Pháp, pháp luật quy định mọi công dân Pháp gia nhập một đội thánh chiến thì được xem là người tham gia chiến đấu. Tòa án sẽ căn cứ vào đó để xét xử. Trong các chiến dịch quân sự của Pháp ở Iraq hay Syria, vấn đề khó xác định ở chỗ kẻ thù vừa thuộc quyền xét xử của luật hình sự Pháp, vừa là đối tượng tham gia chiến đấu theo luật nhân đạo quốc tế.

Luật pháp quốc tế và luật quốc gia có khi vênh nhau. Tổng thống Pháp François Hollande đã cho phép Tổng cục An ninh hải ngoại và lực lượng đặc nhiệm được quyền vô hiệu hóa các phần tử thánh chiến ở Iraq và Syria.

Tháng 9-2014, Tổng cục An ninh hải ngoại Pháp đã cung cấp cho CIA tin tình báo để khoanh vùng và tiêu diệt tên khủng bố Ahmed Godane bằng máy bay không người lái ở Somalia. Tại Mỹ, luật quy định chỉ thị của tổng thống cho phép tiêu diệt cá nhân kẻ thù như thế phải được chuyển cho các ủy ban Quốc hội xem xét. Ở Pháp thì không, tổng thống chỉ cần ra lệnh miệng!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm