Nỗi lo 'hộp đen' trong thị trường chứng khoán Trung Quốc

Nhà đầu tư mất niềm tin
Hồi tuần trước Trung Quốc vẫn đang tìm cách giải cứu thị trường chứng khoán theo giải pháp rất riêng của nước này. Khi thị trường đột ngột bốc hơi 3000 tỉ USD trong tài sản, mất gần 30 phần trăm giá trị chỉ trong 4 tuần, chính phủ đã can thiệp và bắt đầu buộc các công ty nhà nước, và thậm chí các nhà đầu tư cá nhân bơm tiền bằng nhiều hình thức khác nhau: mua cổ phiếu, cho vay mua cổ phiếu, không cho bán cổ phần.
Mục tiêu của Trung Quốc là mong muốn thị trường ổn định. Tuy nhiên, một vấn đề khác là niềm tin của các nhà đầu tư ở Trung Quốc đã bị dao động nặng nề. Sự can thiệp của chính phủ một cách không rõ ràng và có phần “thô bạo” thực tế không phải là cách để điều chỉnh hiệu quả quy luật của một thị trường chứng khoán đang hoạt động.
Cuộc khủng hoảng lần này tại Trung Quốc đặt ra một câu hỏi quan trọng và phức tạp trong giới tài chính thế giới là “Trung Quốc đang theo đuổi những giải pháp gì với nền tài chính nước này?”
Cách thức mà Trung Quốc giải quyết các số liệu tài chính của nước này rất quan trọng đối với sự hoạt động của thị trường nước này, và đều nằm trong hệ thống tài chính thế giới. Nhưng những gì xảy ra hiện tại lại cho thấy một sự pha trộn khó hiểu giữa chuẩn mực kế toán hiện đại và sự kiểm soát quái đản theo kiểu cũ. Điều này làm các nhà đầu tư trong nước và thế giới lâm vào tình trạng rất khó chịu.
Thị trường thiếu thông tin

Một thị trường chứng khoán được xem là lý tưởng khi và chỉ khi nó hoạt động dựa trên các thông tin thị trường được công bố đại chúng, từ đó nhà đầu tư mới có thể đánh giá và tự do đầu tư.

Tuy nhiên thực tế đáng ngạc nhiên tại Trung Quốc chính là các công ty lẫn chính phủ đều đã cố gắng áp đặt những chuẩn mực kế toán tốt nhất đối với thị trường chứng khoán (chứ không phải để thông tin thị trường điều phối).

Trung Quốc thường sử dụng chuẩn mực kế toán dồn tích tối ưu hơn so với các các chuẩn mực tại các quốc gia lớn như Đức – vốn chỉ sử dụng một hệ thống tiền mặt mà không hiển thị thu nhập và các khoản nợ một cách đáng tin cậy.

Vấn đề nằm ở chỗ chính phủ lẫn các công ty Trung Quốc sử dụng số liệu kế toán cho sự quản lý của riêng họ, mà không công bố cho công chúng. Chính phủ Trung Quốc xem việc giữ bí mật thông tin là điều cần thiết để quản lý cả thị trường chứng khoán và tài chính công.

Nhà nước bí mật giúp các công ty thao túng giá cổ phiếu, thường thực hiện thông qua các công ty nhà nước và các ngân hàng, cũng như vô số các quỹ đầu tư nhà nước không rõ ràng.

Các công ty này gồm Công ty SAFE, với tổng tài sản ước tính 5670 tỉ USD và Tổng công ty Đầu tư Trung Quốc, với khoảng 6000 tỷ USD trong tài sản.

Nếu bạn đang nghĩ rằng Trung Quốc cuối cùng cũng có thể duy trì một thị trường chứng khoán ở mức bình thường, thì hãy thận trọng cân nhắc lại.

Ngoài ra Trung Quốc là chủ lớn nhất của trái phiếu kho bạc Mỹ và gần 4000 tỉ USD trong dự trữ ngoại tệ. Với nhiều tiền như thế Trung Quốc có thể che giấu các khoản nợ đơn giản bằng cách giữ bí mật. Và các công ty này đưa ra chỉ số thiếu minh bạch.
Việc tăng trưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện đang dựa trên các khối tài sản đầy rủi ro như cổ phiếu bất động sản chủ yếu dựa vào vay ký quỹ - người mới vào nghề vay để đầu tư, nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng Mỹ năm 1929.
Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy hoạt động cho vay với mức độ còn rủi ro cao hơn cả tại Mỹ trước đây để có thể giữ thị trường. Nhưng nếu nhà nước buộc các công ty, các quỹ và các cá nhân của mình tái đầu tư vào thị trường, rủi ro lại càng nhân cao.
Chúng ta không biết tình trạng không minh bạch thông tin có thể gây ra nguy cơ cao thế nào, đồng thời cũng không thể đánh giá rõ ràng về các khoản nợ. Các nhà đầu tư tại các công ty Trung Quốc không thực sự tin tưởng vào các con số và phân tích của các công ty Trung Quốc lẫn Chính phủ nước này.
Tương lai bất ổn
Một số người cho rằng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể là một cái bong bóng nhỏ trong một thị trường trẻ, nhưng cấu trúc của nền tài chính Trung Quốc khiến người ta không thể đánh giá một cách rõ ràng về việc này. Nhiều rắc rối có thể nằm ở phía trước. Với khoản nợ treo ước tính 3000 tỉ USD, thị trường Trung Quốc hiện đang rất bất ổn.
Bây giờ, không có ai ngoại trừ bộ phận lãnh đạo Trung Quốc mới biết được bao nhiêu nguy cơ tiềm ẩn. Người Trung Quốc có thể đang sử dụng các tiêu chuẩn kế toán tốt, nhưng đối với họ để làm việc, họ cần phải được kết hợp với trách nhiệm giải trình và kiểm toán minh bạch.
Nếu Trung Quốc muốn có một thị trường chứng khoán hoạt động đúng nghĩa, nhà nước sẽ phải mở hộp đen tài chính của mình. Nếu không các nhà đầu tư sẽ phải dự đoán những rủi ro tiềm ẩn trong thị trường và thậm chí đáng sợ hơn nữa, chính nhà nước sẽ phải đứng ra lãnh vai trò thanh toán.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm