Tại sao hải quân Mỹ không tuần tra ở đá Vành Khăn?

Ngày 10-5, tàu khu trục USS William P. Lawrence đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải lần thứ ba gần đá Chữ Thập ở biển Đông. Hai lần hoạt động tự do hàng hải trước được xem như thực hiện quyền đi qua vô hại trên biển vì diễn ra gần các thực thể có lãnh hải theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Lần thứ nhất diễn ra gần đá Su Bi. Đá Su Bi chìm dưới nước khi thủy triều lên nhưng nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể khác nên được xem như có lãnh hải. Lần thứ hai diễn ra gần đảo Tri Tôn. Đảo Tri Tôn nổi trên biển khi thủy triều lên nên đương nhiên có lãnh hải. Lần thứ ba gần đá Chữ Thập cũng là thực hiện quyền đi qua vô hại.

Một số nhà phân tích đã kỳ vọng sau hai lần tiến hành hoạt động tự do hàng hải, Mỹ sẽ nhắm đưa tàu đến đá Vành Khăn nhằm chứng tỏ rằng Mỹ không công nhận đá Vành Khăn là đảo sau khi Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo ở đó. Đá Vành Khăn được xem như bãi nổi khi thủy triều xuống, có nghĩa là không có lãnh hải 12 hải lý. Vậy tại sao Mỹ lại chọn đá Chữ Thập thay vì đá Vành Khăn? Hai chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser giải thích có hai giả thiết được nêu lên.

Lý do đầu tiên là trong năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Nhà Trắng đơn giản không muốn chuốc liều nên quyết tránh né mọi nguy cơ khủng hoảng với Trung Quốc. Nhà Trắng xem việc thực hiện quyền đi qua vô hại là hành động không gây căng thẳng, bởi thế tránh đá Vành Khăn (đá Vành Khăn không có lãnh hải, vì vậy tàu Mỹ có quyền thao tác quân sự).

Lý do thứ hai là Nhà Trắng định chờ đến khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết về vụ Philippines kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc rồi mới hoạt động trong 12 hải lý quanh đá Vành Khăn. Tòa có thể phán quyết đá Vành Khăn chỉ là bãi cạn khi thủy triều xuống, như thế Trung Quốc khó lòng tuyên bố tàu Mỹ vào gần đá Vành Khăn hoạt động quân sự là trò khiêu khích.

Hai chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser nhận định điều quan trọng là Mỹ vẫn tiếp tục giữ lời hứa tiến hành hoạt động tự do hàng hải. Mỹ thường xuyên tuần tra cũng là điều cần thiết bởi nếu Mỹ không thách thức yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông thì khó tưởng tượng các nước nhỏ hơn dám làm điều này.

___________________________

(*) Zack Cooper làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington trong khi Bonnie S. Glaser là chủ nhiệm dự án Quyền lực Trung Hoa của CSIS.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.