Tại sao ông Trump ưu ái Nga hơn Trung Quốc?

Chỉ còn vài giờ nữa Mỹ sẽ có tổng thống mới – Tổng thống đời thứ 45 Donald Trump. Nhìn lại những gì ông Trump thể hiện trong suốt quá trình vận động tranh cử và sau khi thắng cử có thể dễ dàng thấy rõ một điều: ông Trump ưu ái Nga hơn Trung Quốc.

Trong các phát ngôn trên Twitter, ông Trump khen Tổng thống Nga Vladimir Putin là “rất thông minh”, luôn bác bỏ khả năng Nga tấn công mạng, can thiệp bầu cử Mỹ, chỉ trích NATO là một tổ chức lỗi thời, mong muốn cải thiện quan hệ với Nga. Gần đây ông Trump còn tuyên bố sẵn sàng bỏ trừng phạt Nga mà Tổng thống Obama mới ban hành, nếu Nga có ích cho quyền lợi của Mỹ. Ông Trump còn để mở khả năng gặp ông Trump sau khi nhậm chức.

Trong khi đó ông Trump chỉ trích Trung Quốc thao túng tiền tệ, bảo hộ thương mại, không kiềm chế Triều Tiên. Ông Trump còn thách thức Trung Quốc khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố không muốn ràng buộc, muốn thương lượng lại chính sách “một Trung Quốc”.

(Từ trái qua): Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: DAILY EXPRESS

(Từ trái qua): Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: DAILY EXPRESS

Theo CNN, việc một tổng thống đắc cử cố gắng thay đổi chính sách ngoại giao của chính phủ hiện tại trước khi nhậm chức là điều không bình thường. Các trợ lý ông Trump nói rằng không nên nhìn nhận các phát ngôn của ông theo kiểu trần trụi. Tuy nhiên CNN cho rằng các phát ngôn này không chỉ phác thảo quan điểm chính sách ngoại giao của ông Trump mà còn đặt ra câu hỏi: Tại sao cả Trung Quốc và Nga đều thách thức sức mạnh Mỹ trên toàn cầu nhưng ông Trump lại chỉ có thái độ đối đầu với Trung Quốc mà lại ưu ái Nga?

Quan điểm của ông Trump về Nga và Trung Quốc là sự khác biệt lớn so với các chính sách hiện tại của Mỹ. Và theo CNN, đây có thể là điểm mấu chốt. Ông Trump muốn xóa bỏ di sản của Tổng thống Obama – điều mà ông và phần lớn nghị sĩ Cộng hòa luôn hướng tới. 

CNN dẫn ý kiến một số nhà phân tích cho rằng ông Trump sẽ có cách tiếp cận Trung Quốc và Nga khác ông Obama. Tổng thống Barack Obama đã cố gắng tìm điểm chung với Trung Quốc để hóa giải bất đồng, trong khi đó nỗ lực cô lập Nga. Nhưng ông Trump sẽ làm ngược lại.

Các nhà phân tích cho rằng ông Trump đang dùng chiến thuật “ngoại giao ba bên” mà cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và Tổng thống Richard Nixon đã sử dụng để Liên bang Xô Viết và Trung Quốc gia tăng đối đầu hồi thập kỷ 1970. Tuy nhiên CNN nghi ngờ tính hiệu quả của chiến thuật này khi tình hình hiện tại đã khác, Nga và Trung Quốc không còn ở thế đối đầu mà đã có quan hệ tốt.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.