Vì sao Ấn Độ ngó lơ ‘đại chiến lược’ Trung Quốc?

Tuy nhiên, lời mời này đã bị từ chối và quốc gia Nam Á này tuyên bố sẽ không chấp nhận một dự án làm ảnh hưởng đến chủ quyền của đất nước.

Theo báo cáo của Credit Suisse, Ấn Độ với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ có khả năng là quốc gia được TQ rót tiền đầu tư lớn nhất trong sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” nếu chấp nhận tham gia. Các chuyên gia cho rằng các khoản đầu tư của TQ vào Ấn Độ có thể từ 84 đến 126 tỉ USD trong giai đoạn 2017-2021, cao hơn nhiều so với Nga, Indonesia, Pakistan và các nước đã ký kết.

Các quan chức cấp cao của Ấn Độ tiết lộ TQ thậm chí chấp nhận đổi tên của dự án từ “Hành lang kinh tế TQ - Pakistan” thành “Hành lang Indus” để nhận được sự chấp thuận của New Delhi.

Theo Reuters, Ấn Độ không hào hứng với sáng kiến của TQ vì một phần của sáng kiến mở các hành lang đường bộ và đường biển nối TQ với phần còn lại của châu Á lại được tiến hành thông qua Kashmir, một khu vực thuộc chủ quyền của Ấn Độ nhưng lại bị Pakistan kiểm soát. Các chuyên gia nhận định nếu Ấn Độ tiếp tục kiềm chế kế hoạch của TQ thì tham vọng kết nối châu Á của nước này sẽ vướng phải nguy cơ lớn.

Tuy nhiên, theo các nhà bình luận TQ và một số chuyên gia Ấn Độ, động thái phản đối này của chính quyền Thủ tướng Modi có thể đẩy Ấn Độ vào thế bị cô lập khi đến lúc không thể tiếp tục dựa vào Mỹ để chống lại sự ảnh hưởng của TQ ở châu Á. Chính Mỹ cũng là một trong 60 quốc gia đã cử đại diện đến Bắc Kinh hồi tuần trước để tham dự hội nghị về sáng kiến do Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khởi xướng.

Bất chấp những nguy cơ này, ông Ram Madhav, một lãnh đạo có ảnh hưởng của đảng cầm quyền Bharatiya Janata, khẳng định New Delhi sẽ không “đánh đổi chủ quyền quốc gia” để ký kết dự án với Bắc Kinh. “Không có đất nước nào lấy chủ quyền của mình ra để thỏa hiệp chỉ vì lợi ích thương mại” - ông Madhav tuyên bố. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Gopal Baglay cũng khẳng định Ấn Độ muốn một cuộc thảo luận kỹ lưỡng với TQ về toàn bộ dự án.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.