“Giải mã” thương hiệu U.19 Việt Nam

Điều quan trọng những khoản đầu tư tới hàng chục tỉ đồng đã chảy vào đội này trong bối cảnh nhiều đội bóng V.League, hạng nhất điêu đứng vì khủng hoảng tài chính.

51 ngày và… 20 phút trên truyền hình

Có thể so sánh mối quan tâm của người hâm mộ, cộng đồng mạng đối với hai hình ảnh của ĐTQG và đội U.19 VN. Trận ĐTQG của VN gặp tuyển Hồng Kông (TQ) diễn ra ở Mỹ Đình đã bị VTV “bỏ rơi” khi không truyền hình trực tiếp trên các kênh quảng bá. Việc VTV nhường bản quyền trận đấu của ĐTQG (vốn là độc quyền của VTV) cho VTC phần nào chứng minh mức độ “hạ giá” của thương hiệu đội tuyển.

U19 VN, bầu Đức, giao hữu, tập huấn, Anh Quốc

U.19 VN đấu tập với Wimbledon ngày 10.3.

Ngược lại, với U.19 VN, VTV có vẻ đưa tin khá đều đặn, thậm chí làm những phóng sự về những buổi tập của đội này ở Anh. Đúng trong ngày ĐTQG gặp Hồng Kông thì U.19 VN đá với U.19 Arsenal. Khá ngạc nhiên là mối quan tâm dồn hầu hết về các cầu thủ trẻ. Trên facebook, các fan cập nhật từng phút và lục tung internet để tìm đường link truyền hình trực tiếp.

Chuyến tập huấn của U.19 VN tại Anh và Bỉ dự kiến trong 51 ngày, với chi phí dự kiến 8 tỉ đồng. Đây là con số khá lớn với bóng đá Việt. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về thương hiệu và

makerting thì số tiền 8 tỉ là khá “bèo” so với lợi ích mà U.19 VN mang về cho HAGL nhà tài trợ nếu xét theo góc độ quảng bá thương hiệu.

Hiện U.19 VN nhận được tài trợ của một công ty chuyên về sữa và thực phẩm dinh dưỡng. Với lượng thông tin dày đặc về U.19 từ chuyến tập huấn trên đài truyền hình, báo giấy, báo điện tử và mạng xã hội, rõ ràng nhà tài trợ đã... lãi. Ví dụ, một spot quảng cáo trên VTV khủng nhất hiện là 200 triệu đồng/30 giây (báo giá quảng cáo game show Giọng hát Việt - The Voice 2013).

Như vậy, chi phí cho cả chuyến đi 51 ngày chỉ tương đương 40 spot quảng cáo 30 giây (tổng thời gian 20 phút) của nhà đài. Nên nhớ, thương hiệu của nhà tài trợ in ngực áo thi đấu của cầu thủ U.19 xuất hiện liên tục trong gần 2 tháng, không chỉ trên các bản tin thể thao trên truyền hình mà còn trên cả các phương tiện truyền thông khác.

Cơn địa chấn makerting

Khi nhà tài trợ tuyên bố chi 20 tỉ đồng cho Học viện bóng đá Arsenal - HAGL JMG trong thời hạn 5 năm (từ 2013 đến 2017,) cả giới bóng đá và giới makerting VN rất ngạc nhiên. Giới bóng đá không hiểu sao một đội trẻ lại kêu được tài trợ dễ đến thế, còn giới makerting cho rằng nhà tài trợ đã... trúng quả đậm khi biết tận dụng thương hiệu đang lên của U.19 VN để quảng bá thương hiệu.

Trong bối cảnh các hãng sữa và thực phẩm dinh dưỡng cạnh tranh khốc liệt, thì sự kết hợp giữa thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu U.19 được cho là một chiến thuật khôn ngoan, đã “bổ”, còn rẻ.

Có nhiều yếu tố khiến U.19 VN (thành phần nòng cốt là U.19 Arsenal-HAGL JMG) trở thành một thương hiệu mạnh. Thứ nhất là lối chơi đẹp, fairplay, cống hiến của các cầu thủ đã khiến họ trở thành một dạng biểu tượng của sự trong sạch - yếu tố có sức cạnh tranh quyết định trong thị trường sữa và thực phẩm dinh dưỡng.

Thứ hai là U.19 VN có sự liên kết với những thương hiệu mạnh khác là Arsenal và HAGL. Điều quan trọng khác là U.19 VN có lượng người hâm mộ lớn và số lượng này ngày càng tăng lên ngay trong năm 2014 khi đội U.19 tham gia VCK U.19 Châu Á.

Trên thực tế, hình ảnh đẹp và thương hiệu mạnh của U.19 VN không chỉ mang tới cho Học viện Arsenal - HAGL JMG khoản tài trợ 20 tỉ đồng (tương đương 1 triệu USD) mà còn mang tới cho bầu Đức những giá trị vô hình khác. Ông Nguyễn Đức Sơn - GĐ chiến lược của công ty tư vấn hình ảnh thương hiệu Richard Moore Associates có trụ sở đóng tại Hà Nội - nhận định: “Thương hiệu HAGL của bầu Đức sẽ "thơm lây" rất nhiều từ thành công của Học viện Arsenal - HAGL mà sản phẩm là U.19 VN".

Theo các chuyên gia về makerting, nhà tài trợ của đội U.19 VN đã rất thành công về mặt quảng bá thương hiệu khi gắn với U 19 VN. Song có vẻ như chiến lược này cũng có rủi ro nhất định trong việc định vị thương hiệu.

Bởi lứa tuổi U.19 có vẻ không phải là đối tượng phù hợp mà nhà tài trợ chuyên về sữa và thực phẩm dinh dưỡng nhắm tới. Dù vậy, việc U.19 thành một thương hiệu mạnh và có khả năng thu hút đầu tư, tài trợ đã mang lại cho những nhà quản lý bóng đá VN về khả năng thu hút các nguồn tài chính trong bối cảnh tưởng chừng rất khốn khó hiện nay.

(Theo Lao Động Online) 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Thử thách lớn cho Futsal Việt Nam

Thử thách lớn cho Futsal Việt Nam

(PLO)- Các đội khách rất mạnh của làng Futsal thế giới như Iran, Morocco hay ẩn số New Zealand đều tuyên bố chơi hết mình ở giải tứ hùng Futsal quốc tế TP.HCM 2024 khai mạc ngày 28-3 tại Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng.

VFF bồi thường cho HLV Troussier bao nhiêu tiền?

VFF bồi thường cho HLV Troussier bao nhiêu tiền?

(PLO)- Ngay trong đêm 26-3, sau cuộc họp báo chia sẻ về trận thua đau 0-3 của tuyển Việt Nam trước đội khách Indonesia, VFF có cuộc hội ý khẩn cấp với HLV Troussier và hai bên đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

HLV Troussier nói về việc không cho Quang Hải ra sân

HLV Troussier nói về việc không cho Quang Hải ra sân

(PLO)- Thầy trò HLV Troussier lại tiếp tục thua Indonesia ở trận lượt về vòng loại thứ hai World Cup 2026 và đáng tiếc cú ngã đêm 26-3 càng đau hơn với cách biệt lớn về tỉ số lẫn cách chơi.

Khi thầy trò HLV Troussier không còn đường lùi...

Khi thầy trò HLV Troussier không còn đường lùi...

(PLO)- Đội tuyển Việt Nam đang ở thế bất lợi trong cuộc đua vòng loại thứ hai World Cup 2026 và cuộc tái đấu Indonesia đêm 26-3, thầy trò HLV Troussier chỉ có mỗi con đường phải thắng.