Đông Nam Á đã từng 'mơ' World Cup như thế nào?

Trước đây nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore và cả Việt Nam đều có đề án có mặt ở vòng chung kết (VCK) World Cup. Bóng đá Việt Nam thì ở dạng “dự án” mà thôi, trong khi Singapore và Thái Lan thì đã thực thi đề án…và thất bại.

Singapore có đề án "Goal 2010" nhưng tính hiện thực không có

“Người tính không qua trời tính”. Trời ở đây được hiểu là FIFA. Đông Nam Á mà cố gắng cỡ nào thì chỉ có thể sau cả… thế kỷ nữa chưa chắc giấc mơ thành hiện thực. Nhưng chỉ việc FIFA mở rộng thêm, tức tăng số đội, từ 24 đội lên 32, rồi tăng lên 48 từ World cup 2026 thì cơ hội mở ra nhiều hơn.

Từ lộ trình Asian Cup:…: AFC cũng đã mở rộng kể từ VCK Asian Cup 2019, số đội từ 16 lên 24 đội, tức nửa số thành viên AFC (AFC có 47 thành viên). Hiện nay đã có 12 đội vượt qua vòng loại Asian Cup 2019 (tức 12 đội dự giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á). Còn 11 suất nữa (không kể chủ nhà Asian Cup 2019, UAE).

Nếu sắp tới đây tuyển Việt Nam đá vòng loại Asian Cup 2019 rồi đoạt suất để có mặt ở VCK Asian Cup 2019 thì đó chỉ mới nói tên bóng đá Việt Nam nằm  trong nhóm trên của châu Á mà thôi (vì 47 thành viên AFC chia làm nhóm trên và dưới). Và nếu như VCK Asian Cup 2019, tuyển Việt Nam lọt vào cỡ tứ kết thì mới có tia hy vọng. Tuy nhiên, thế hệ dự VCK Asian Cup 2016 thì đã hết cơ hội đá World Cup 2026 rồi. Ở đây chúng ta đang bàn về cơ hội của châu lục sau đó mới nói về cơ hội ở World Cup.

Goal 2010 chỉ giúp Singapore vô địch AFF Cup ba lần gần đây nhất.

Mặt khác, cũng nên nhớ rằng lần World Cup từ 24 đội lên 32 đội thì châu Á không hề được FIFA tăng suất mà vẫn giữ 4,5 suất mà thôi, vì sao? Vì bóng đá châu Á vẫn là “vùng trũng nhất” thế giới. Mặt khác, các đại diện của châu Á tại VCK World Cup như Nhật, Hàn Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên... dự các VCK World Cup thì cũng thua liểng xiểng khiến FIFA chưa thể tăng suất cho châu Á.

Các nước Đông Nam Á đã thực hiện đề án ra sao?: Singapore đã từng hành động rất bài bản “Đề án Goal 2010” từ những năm đầu của thế kỷ 21, tức năm 2001, 2002 cho mục tiêu có mặt tại VCK World Cup 2010. Với một ban bệ gồm những nhà chuyên môn, HLV và giám đốc kỹ thuật đến từ Đan Mạch cùng một thế cầu thủ giỏi và chính sách nhập tịch (đó là những Duric, Mustafa, Ji Yia Ji… nhưng bất thành.

Tương tự Thái Lan cũng âm thầm thực thi hai đề án tất cả là World Cup 2010 và World Cup 2014 với những tên tuổi HLV đến từ châu Âu và Brazil như Schaefer, Carvalho, Bryan Robson, Peter Reid… nhưng cả hai lần đều thất bại. World Cup 2018 này, Thái Lan cũng đang thực thi đề án có mặt nhưng rất khó thành hiện thực.

Với bóng đá Việt Nam thì có đề án World Cup 2030. Đề án này đã được in ra văn bản, đã tổ chức hội nghị, trong đó có cả việc “mỗi ngày một hộp sữa” để cải thiện tầm vóng người Việt, cầu thủ Việt… Đề án này cũng một thời tốn kém giấy mực và tranh luận song đã bị xếp xó.

Kỳ vọng vào lứa U-19, U-17, U-16 hiện nay?: Nhìn vào hành trình World Cup 2016, World Cup đầu tiên có 48 đội thì lứa U-19 trở xuống của Việt Nam hiện nay là đẹp. Mặt khác, các em U-19 hiện nay đã trở thành một trong bốn đội mạnh nhất châu lục khi năm này các em có dịp thi tài, học hỏi kinh nghiệm cùng các đội mạnh nhất thế giới tề tựu về Hàn Quốc dự World Cup U-20. Ngoài các em U-19 thì còn có thế hệ U-16 quốc gia đang do HLV Đinh Thế Nam dẫn dắt năm 2016 vừa qua lần đầu vào tứ kết châu Á (tại Ấn Độ) hỗ trợ thì bên cạnh đó nhiều CLB sẽ tiếp tục bổ sung lực lượng.

Các em U-19 Việt Nam hiện nay và kể cả U-16 có thể nói là một lứa tuổi đẹp để dự World Cup 2026, mà vòng loại đã bắt đầu đá từ năm 2023.

Tuy nhiên, vấn đề muôn thuở lâu nay là bóng đá trẻ, các tuyến U-16, U-17…mặt bằng bóng đá Việt Nam không thua nhiều các đội mạnh nhưng trong quá trình trưởng thành lên bóng đá người lớn thì ít có cơ hội đá với những mạnh hơn nên thui chột và giẫm chân tại chỗ… rồi “hòa tan” cùng V-League vốn hầu hết các đội ngán ngại và trốn dự AFC Champions League.

World Cup 2026 là cơ hội cho thế hệ từ U-19 Việt Nam trở xuống ở thời điểm hiện nay. Song cần phải quyết liệt và kế hoạch dài hơi tập huấn, nâng chất, cọ xát nhiều với các đội mạnh hơn như Nhật, Hàn Quốc hay các đội châu Âu và tham dự các vòng loại châu Á, Olympic với cách chuẩn bị chu đáo, khoa học thì mới có tia hy vọng.

Cơ hội nào cho gia đình bóng đá AFC?

World Cup 2026 có 48 đội đã trở thành hiện thực, tức có thêm 16 đội trên thế giới có cơ hội nhưng gia đình AFC không trông đợi nhiều. Vì trình độ của các đội có mặt ở các VCK World Cup không có cải thiện thành tích. Ngoài World Cup 2002, Hàn Quốc vào bán kết thì còn lại rơi rụng ở vòng bảng. Thành tích ở VCK World Cup không cải thiện thì bóng đá châu Á khó có thêm nhiều suất khi FIFA tăng số đội. Lần tăng từ 24 lên 32 thì châu Á vẫn bị giữ nguyên 4,5 suất.

Nhiều khả năng World Cup 2026, FIFA sẽ tăng cho châu Á tổng cộng 7 đến 8 suất. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm